Sỏi thận ở phụ nữ tuy không thường gặp như ở nam giới nhưng cũng là một bệnh lý phổ biến và dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và điều trị sỏi thận ở phụ nữ qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Chớ nên xem thường bệnh sỏi thận ở phụ nữ
Nguyên nhân gây sỏi thận ở phụ nữ
Sỏi thận có thể hình thành khi bạn có những thói quen sau:
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Thường xuyên ăn đồ ăn không đảm bảo chất lượng, ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất béo, ăn nhiều đạm động vật, thói quen ăn mặn, ăn ít rau hay ăn uống không đủ chất, bỏ bữa… chính là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận ở phụ nữ.
Bên cạnh đó việc uống ít nước và thường xuyên nhịn tiểu sẽ gây tái hấp thu, làm cho các chất đáng lẽ được đào thải ra ngoài thì lại lắng đọng, tạo sỏi.
Do lười vận động
Thói quen lười vận động, ngồi nhiều và nằm nhiều làm cho sự lưu thông, bài tiết nước tiểu kém, tốc độ dòng chảy nước tiểu không đủ mạnh để cuốn đi các chất khoáng có trong nước tiểu gây lắng đọng hình thành sỏi thận – tiết niệu.
Do bệnh lý ở đường tiết niệu
nguyên nhân hình thành sỏi thận ở phụ nữ
Phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh đường tiết niệu do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn, gần hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Viêm nhiễm phụ khoa có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng khiến cho đường tiết niệu bị viêm và tạo điều kiện cho các chất như canxi, oxalate lắng đọng tạo sỏi.
Không khám sức khỏe thường xuyên
Sỏi thận không tự nhiên xuất hiện mà thực tế chúng đã tích tụ từ lâu trong cơ thể. Khi sỏi mới hình thành, kích thước nhỏ có thể chưa gây đau, khiến bệnh nhân khó phát hiện, nên thường chủ quan, không đi khám sức khỏe. Việc không phát hiện sớm sỏi có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng như tắc nghẽn đường tiểu, gây ra những cơn đau quặn thận, thậm chí làm suy giảm chức năng thận…
Phòng ngừa sỏi thận ở phụ nữ
Để sỏi thận không có “cơ hội” hình thành và phát triển chúng ta cần chú ý những điều sau:
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tán sỏi có nguy hiểm không?
Uống đủ 2-3 lít nước/ngày và vận động thường xuyên để hạn chế sự lắng đọng các chất tạo sỏi thận (ảnh minh họa)
– Uống đủ nước mỗi ngày (uống từ 2-3 lít nước/ngày) để hạn chế sự tích tụ các chất tạo sỏi.
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Không nên ăn mặn, hạn chế ăn thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, đạm động vật, thực phẩm chứa oxalate… Nên ăn uống điều độ, không nên chỉ bổ sung một loại thực phẩm trong thời gian dài…
– Hạn chế chất kích thích như trà, cà phê, rượu… vì không tốt cho sức khỏe của thận.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và đúng cách (làm theo hướng dẫn của bác sĩ) để tránh tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu gây nên sỏi thận.
– Vận động thường xuyên để giảm cơ hội lắng đọng các chất khoáng tạo sỏi thận.
– Đi khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát nhiều bệnh lý trong đó có sỏi thận
Sỏi thận ở phụ nữ điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào kích thước của sỏi và vị trí có sỏi… mà người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện tại, đã có những phương pháp hiện đại điều trị sỏi ít xâm lấn hoặc không xâm lấn, thậm chí không cần phẫu thuật vẫn có thể làm sạch sỏi như tán sỏi ngoài cơ thể (sỏi thận 2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1,5 cm), tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser (sỏi thận mọi vị trí, mọi kích thước) hoặc tán sỏi nội soi ngược dòng cho sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới và sỏi bàng quang…
>>>>>Xem thêm: Viêm tiết niệu ở nữ
Tùy vào kích thước và vị trí của viên sỏi mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn biện pháp điều trị phù hợp