Run rẩy, mệt mỏi và nhức đầu sau khi ăn có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết sau ăn hay hạ đường huyết phản ứng. Hạ đường huyết phản ứng được xác định khi lượng glucose trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dL. Tình trạng này xảy ra ở những người không bị tiểu đường. Các triệu chứng khác bao gồm đổ mồ hôi, chóng mặt, lo lắng, lú lẫn, suy nhược và nói năng khó khăn.
Bạn đang đọc: Run rẩy, mệt mỏi và nhức đầu sau khi ăn
Run rẩy, mệt mỏi và nhức đầu sau khi ăn có thể là dấu hiệu của hạ đường huyết sau ăn hay hạ đường huyết phản ứng.
Nguyên nhân
Có một số nguyên nhân giải thích cho tình trạng run rẩy, mệt mỏi và nhức đầu sau khi ăn. Theo Vivian A. Fonseca, bác sĩ của Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Tulane, tình trạng này có thể xảy ra ở những người đã từng phẫu thuật dạ dày do thức ăn đi xuống ruột non quá nhanh. Nguyên nhân khác có thể là quá nhạy cảm với epinephrine (hay adrenaline) – can thiệp vào sự bài tiết của hormone tiêu hóa glucagon.
Cách phòng ngừa
Run rẩy, mệt mỏi và các triệu chứng đau đầu thường xảy ra khoảng 4 giờ sau khi ăn trong hạ đường huyết phản ứng. Theo các chuyên gia y tế, ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên là một cách đơn giản có thể phòng ngừa hạ đường huyết phản ứng. Bởi vì tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ béo phì, vì thế biện pháp phòng ngừa có thể là duy trì cân nặng ở mức hợp lý và giảm cân nếu cần. Lựa chọn môt chế độ ăn uống cân bằng, có đầy đủ carbohydrate, protein và chất béo. Thực phẩm có chứa protein và chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, giúp tránh những biến động cực đoan trong lượng đường trong máu.
Thực phẩm hữu ích
Tìm hiểu thêm: Người nhiễm HIV điều trị ARV sẽ không lây bệnh cho bạn tình
>>>>>Xem thêm: 8 cách giúp bạn tránh xa bệnh cảm lạnh
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và các nguồn protein nạc như thịt gà, cá, đậu phụ… có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng hạ đường huyết phản ứng.
Một số thực phẩm có thể phòng chống các triệu chứng run rẩy, mệt mỏi và đau đầu liên quan đến hạ đường huyết phản ứng. Chúng bao gồm bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả và các nguồn protein nạc như thịt gà, cá, đậu phụ. Ngoài ra nên tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như bông cải xanh, khoai lang… để làm chậm quá trình chuyển hóa của glucose và duy trì lượng đường huyết ổn định.
Thực phẩm cần tránh
Người bị hạ đường huyết phản úng nên tránh carbohydrate có chứa đường như kẹo, bánh rán, bánh quy, kẹo, bánh ngọt… Mặc dù carbohydrate sẽ tạm thời làm giảm các triệu chứng run rẩy, mệt mỏi và đau đầu nhưng sau đó có thể làm các triệu chứng tái phát rong một thời gian ngắn sau đó. Ngoài ra cũng nên tránh rượu và các loại thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, trà, soda và sô cô la.