Đau ruột thừa ở trẻ em là cấp cứu ngoại nhi thường hay gặp nhất. Ở trẻ nhỏ, việc nhận biết triệu chứng cũng như chẩn đoán viêm ruột thừa gặp nhiều khó khăn nên càng làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh. Phụ huynh nên lưu ý và cập nhật những kiến thức cần thiết liên quan đến căn bệnh này để biết cách chăm sóc con nhỏ một cách tốt nhất.
Bạn đang đọc: Nhận biết sớm các triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em
1. Tổng quan về viêm ruột thừa ở trẻ em
1.1. Ruột thừa là gì và ở đâu?
Ruột thừa là một bộ phận thuộc ống tiêu hóa, nằm tại ngã ba nối ruột non và ruột già. Thông thường, ruột thừa nằm ở vùng bụng dưới bên phải, ngoài ra cũng có nhiều trường hợp, ruột thừa nằm ở các vị trí khác lân cận và cũng có thể ở giữa và bên trái bụng.
1.2. Đau ruột thừa ở trẻ thường gặp trong độ tuổi nào?
Viêm ruột thừa ở trẻ em thường gặp ở lứa tuổi từ 10-19. Tuy nhiên, hiện nay viêm ruột thừa vẫn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi với những biểu hiện của đau bụng, nôn mửa, sốt, ăn không ngon, chán ăn.
Với những trẻ viêm ruột thừa dưới 2 tuổi, do trẻ còn quá nhỏ nên không thể mô tả cũng như xác định chính xác vị trí đau, các mẹ cần quan sát và lưu ý những dấu hiệu ban đầu như thường xuyên quấy khóc, nôn, sốt, tiêu chảy,.. để có cách xử lý kịp thời.
1.3. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
– Tắc nghẽn lòng ruột thừa: Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu nhất gây viêm ruột thừa cấp. Các dị vật như sỏi phân, thức ăn khó tiêu hoá (hạt, sợi rau…), ký sinh trùng, khối u hoặc khối hạch phì đại đều có thể gây tắc nghẽn lòng ruột thừa. Khi đó, dịch trong lòng ruột thừa sẽ bị ứ đọng, làm tăng áp lực trong lòng ruột. Đồng thời, vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào thành ruột dẫn đến hiện tượng hoại tử ruột thừa (viêm ruột thừa tắc nghẽn).
– Các vết loét niêm mạc ruột thừa: Những thương tổn viêm bắt đầu từ vết loét trên thành niêm mạc ruột thừa sẽ xâm lấn dần tới các lớp bên dưới khiến cho thành ruột thừa bị phù nề và làm tắc các mạch máu nuôi ruột thừa. Khi đó, ruột thừa bị thiếu máu và dần hoại tử (viêm ruột thừa xuất tiết).
Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc chữa viêm đại tràng hiệu quả
2. Triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em
Trẻ em bị viêm ruột thừa thường sẽ rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa thể miêu tả chính xác vị trí cơn đau cũng như cách để phân biệt đau ruột thừa với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự.
Hơn nữa, viêm ruột thừa ở độ tuổi này còn có diễn biến bệnh phức tạp hơn và tiến triển nhanh hơn khiến các bác sĩ cũng khó kiểm soát. Chưa kể ở trẻ nhỏ, ruột thừa có thể bị thủng hoặc vỡ dễ dàng hơn nếu không được can thiệp điều trị đúng cách kịp thời. Vì vậy, để tránh được rủi ro đáng tiếc cho con em mình, phụ huynh cần nhận biết sớm các triệu chứng bệnh thường gặp như sau:
2.1. Trẻ bị đau bụng và sốt nhẹ hoặc sốt từ 38 độ trở lên
Trường hợp trẻ bị sốt xảy ra khi ruột thừa đã gặp phải tình trạng viêm nhiễm nặng, khi đó trẻ cần được kiểm tra sớm nhất có thể.
2.2. Rối loạn tiêu hóa
Viêm ruột thừa khiến trẻ bị chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, ở một số trẻ còn có thể nôn và buồn nôn. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa này thường bị phụ huynh nhầm lẫn với bệnh lý thường gặp nên dễ coi nhẹ và bỏ qua.
2.3. Trẻ đau vùng bụng dưới bên phải
Đau bụng dưới bên phải hay còn được gọi là đau vùng hố chậu bên phải. Cơn đau sẽ bắt đầu ở trị trí quanh rốn sau đó sẽ lan dần xuống vùng hố chậu bên phải của ổ bụng. Đối với người lớn, triệu chứng này sẽ dễ dàng nhận biết hơn, tuy nhiên với trẻ nhỏ lại chỉ có thể biểu hiện qua tiếng khóc và dù có biết nói cũng khó có thể mô tả cụ thể về cơn đau.
>>>>>Xem thêm: Đại trực tràng là gì? Các bệnh lý thường gặp ở đại trực tràng
2.4. Đau ruột thừa ở trẻ em khiến trẻ chán ăn
Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn, không muốn ăn những món ăn hay đồ uống hàng ngày yêu thích thì có thể bé đang cảm thấy khó chịu do ruột thừa đang bị viêm.
2.5. Trẻ mệt mỏi và môi bị khô
Tình trạng viêm nhiễm của ruột thừa sẽ được biểu hiện ra bên ngoài chẳng hạn như môi trẻ trở nên khô bất thường, lưỡi bẩn, hay mệt mỏi nên không hiếu động như thường ngày.
Các triệu chứng trên xuất hiện sẽ tùy thuộc mức độ bệnh và thể trạng của bé. Vậy nên, khi trẻ bị đau bụng hoặc bất cứ dấu hiệu đáng nghi nào mà không thuyên giảm trong khoảng 2 đến 3 giờ thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa lập tức để được hướng dẫn xử lý đúng cách cũng như chỉ định điều trị kịp thời khi cần.
3. Chỉ định điều trị đau ruột thừa ở trẻ em
Viêm ruột thừa nói chung có thể chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa và sức khỏe của trẻ sẽ sớm hồi phục trở lại nếu chưa có biến chứng. Ngược lại, trong trường hợp không được can thiệp sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bị thủng – vỡ ra, hoại tử, nhiễm trùng máu, xuất hiện áp xe,… và quá trình chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Dựa theo tình trạng viêm ruột thừa hoặc viêm ruột thừa có biến chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ, các bác sĩ sẽ quyết định chỉ định phương pháp điều trị.
Mổ nội soi được coi là phương pháp điều trị viêm ruột thừa phổ biến nhất hiện nay nhờ ưu điểm xâm lấn tối thiểu, thực hiện nhanh cùng hiệu quả cao. Đặc biệt, sau khi mổ, trẻ nhỏ sẽ không cảm thấy nhiều đau đớn do số lượng cơ bị cắt ít nên việc hồi phục diễn ra nhanh hơn và còn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đau ruột thừa ở trẻ là căn bệnh khó lường và hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Khi gặp bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào ở trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở uy tín gần nhất để kịp thời phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.