Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, nhưng đến tháng thứ 6, trẻ cần nhiều nhu cầu dinh dưỡng hơn và lúc này bé cần tập ăn dặm. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ.
Lời khuyên của các bác sĩ dinh dưỡng là các mẹ không nên quá vội vàng cho con ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng và thời điểm ăn dặm tốt nhất ở trẻ là 6 tháng tuổi. Nếu cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: Bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…
Bạn đang đọc: Những điều cần lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
Những điều cần lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng và đầy thú vị cho cả mẹ và bé. Để bé có một giai đoạn ăn dặm hiệu quả, thích thú, các mẹ nên tham khảo những điều cần lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ dưới đây:
Ở trẻ, trong mỗi giai đoan phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, nhưng đến tháng thứ 6, trẻ cần nhiều nhu cầu dinh dưỡng hơn và lúc này bé cần tập ăn dặm.
-Khi mới bắt đầu cho trẻ làm quen với đồ ăn ngoài sữa mẹ/ sữa công thức, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đơn giản với số lượng ít. Giai đoạn đầu khi bé ăn dặm, các thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ, táo, lê, bí ngô, khoai tây… là lựa chọn tối ưu. Các mẹ nên xay nhuyễn, mịn thực phẩm để trẻ dễ ăn.
-Khi trẻ đã “tiêu thụ” tốt các loại trái cây và rau, mẹ có thể giới thiệu thêm vào khẩu phần ăn của con một số loại thịt như thịt bò, thịt ngan, thịt lợn hoặc thịt gà. Lưu ý: Thịt phải tươi sống để đảm bảo sức khỏe cho bé. Mẹ nên xay nhuyễn và chế biến cùng với rau hay một số loại trái cây như táo, lê để bé ăn ngon miệng hơn.
-Khi trẻ sắp mọc răng, mẹ có thể thử cho bé ăn cá, đỗ cùng với một số trái cây khác như dâu, cam quýt, các loại hạt cây (quả óc chó, hạnh nhân)
Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Giai đoạn đầu khi bé ăn dặm, các thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ, táo, lê, bí ngô, khoai tây. Với những thực phẩm này, mẹ cần đảm bảo xay nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn.
Quy trình chế biến đồ ăn dặm tại nhà
Bước 1: Khi bắt đầu làm đồ ăn dặm cho trẻ, các mẹ cần phải gọt sạch vỏ các loại rau củ, cắt bỏ phần mỡ của thịt. Khi nấu gà thì cần bỏ hết phần da gà.
Bước 2: Khi nấu có thể hấp hay dùng lò vi sóng, nhưng đảm bảo thực phẩm cần được nấu chín. Không nên nấu quá đặc hoặc quá lỏng, các mẹ cần cân bằng tốt lượng nước dùng.
Cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé
Với các đồ ăn đã đã được xay nhuyễn, các mẹ có thể để trong hộp có ngăn như khay đá và cho vào ngăn lạnh. Phía ngoài hộp mẹ nên bọc lại bằng nilon. Làm theo cách này đồ ăn có thể được bảo quản tối đa trong vòng 30 ngày.
Thực phẩm ăn dặm của bé cũng có thể được bảo quản trong các hộp nhựa hoặc lọ thủy tinh. Nếu để trong ngăn mát thì khoảng 2 ngày, còn ngăn đá sẽ để được khoảng 1 tháng. Trên mỗi hộp bảo quản, mẹ nên ghi chú loại thực ăn và hạn sử dụng.
>>>>>Xem thêm: 5 suy nghĩ sai lầm về sức khỏe của phụ nữ U50
Khi cho trẻ ăn đồ ăn trong tủ lạnh, mẹ nên lấy ra bát, sau đó đặt vào lò vi sóng hâm nóng hoặc cho lên bếp đun lại.
Khi cho trẻ ăn đồ ăn trong tủ lạnh, mẹ nên lấy ra bát, sau đó đặt vào lò vi sóng hâm nóng hoặc cho lên bếp đun lại.
Trước khi cho bé ăn, mẹ nên kiểm tra xem nhiệt độ thức ăn có vừa với trẻ hay không, tránh để bé bị bỏng.
Với đồ ăn đã lấy ra bát cho trẻ ăn, nếu bé không ăn hết thì mẹ nên bỏ đi, không nên lưu trữ lại vì rất dễ gây bệnh.