Mổ viêm ruột thừa nên ăn gì để sớm hồi phục?

Mổ viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa khá phổ biến. Cũng như bất cứ phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh lý nào, cơ thể cũng cần một khoảng thời gian hồi phục sau mổ viêm ruột thừa để có thể khôi phục sức khoẻ và trở lại sinh hoạt bình thường. Vậy hãy cùng tìm hiểu về thực đơn giúp người bệnh sau mổ viêm ruột thừa sớm hồi phục tốt nhất.

Bạn đang đọc: Mổ viêm ruột thừa nên ăn gì để sớm hồi phục?

1. Viêm ruột thừa có nhất định cần phải mổ?

Cho đến nay chỉ định điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa viêm. Đây là phương pháp điều trị kinh điển và được sự đồng thuận bởi tất cả các bác sĩ lâm sàng trên toàn thế giới từ trước đến nay.

Bên cạnh phẫu thuật thì điều trị viêm ruột thừa không biến chứng bằng kháng sinh cũng là phương pháp được sử dụng. Với phương pháp này thì tỷ lệ thành công có thể lên tới 90%, tuy nhiên bệnh sẽ có nguy cơ tái phát lại rất cao (khoảng 30%)  trong thời gian ngắn. Nên trường hợp này chỉ được cân nhắc trong các trường hợp đặc biệt và phẫu thuật vẫn là phương pháp được chỉ định cuối cùng.

Như vậy có thể kết luận “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị vẫn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Đây là phương pháp hiệu quả điều trị dứt điểm viêm ruột thừa. Do đó, tìm hiểu thông tin về chế độ dinh dưỡng hợp lý để nhanh chóng hồi phục sau mổ là rất cần thiết.

Mổ viêm ruột thừa nên ăn gì để sớm hồi phục?

Phẫu thuật được coi là phương pháp điều trị viêm ruột thừa hiệu quả và triệt để nhất.

2. Chế độ dinh dưỡng gợi ý chăm sóc sau mổ

Đối với người bệnh sau mổ, khi sức khoẻ còn yếu và chức năng tiêu hoá chưa thực sự được ổn định thì cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn cũng như những loại thực phẩm có ích cần được bổ sung như sau:

2.1. Sau mổ viêm ruột thừa cần ăn thực phẩm dễ tiêu hóa

Người vừa mổ ruột thừa xong nên lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu hóa ở dạng lỏng như súp, cháo, canh, cơm nhão, sữa chua, khoai tây,…

Điều này sẽ tốt cho hệ tiêu hóa vốn đang rất yếu và nhạy cảm sau phẫu thuật. Và bạn cũng cần lưu ý khi chế biến nên nêm ít gia vị hơn đặc biệt là muối để không gây áp lực nặng nề lên hệ tiêu hóa.

Những món ăn này sẽ cung cấp canxi, protein nhưng với hàm lượng không cao và ít vitamin, sắt… Do đó, bạn chỉ nên ăn chúng trong khoảng thời gian sau mổ 2-3 ngày đầu, khi vết thương đã lành hơn thì cần thay đổi chế độ ăn uống để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

2.2. Đa dạng các loại thực phẩm

Sau giai đoạn đầu ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nếu cơ thể có những dấu hiệu tốt hơn như không đau, không tiêu chảy hay nôn ói thì chuyển qua bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C, đạm và chất xơ để hỗ trợ quá trình kháng viêm, và lành vết thương nhanh hơn.

Một trong các loại thực phẩm giàu đạm và kẽm được khuyên dùng đó là trứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại rau củ, ngũ cốc, đậu, và các loại trái cây tươi nhiều chất xơ, vitamin cũng giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng gồm những gì?

Mổ viêm ruột thừa nên ăn gì để sớm hồi phục?

Người bệnh sau mổ cần được bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm giàu chất dịnh dưỡng, vitamin,…

2.3. Bổ sung chất xơ và nước

Với những người bệnh sau mổ ruột thừa cần hạn chế việc tác động lên vùng bụng vì điều này có thể khiến vết thương bị đau, lâu lành hơn cũng như ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Vì vậy, bạn cần được bổ sung nước và chất xơ sẽ giúp kích thích nhu động ruột. Theo đó, hãy uống từ 10 đến 12 cốc nước tinh khiết tự nhiên mỗi ngày giúp hỗ trợ làm mềm thức ăn để ruột hoạt động dễ dàng hơn.

2.5. Nhóm thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch

Để quá trình hồi phục sau mổ  nhanh hơn, người bệnh cũng cần chú ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch vì cơ thể đang còn rất yếu ớt. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung kẽm cho cơ thể. Do đó, các thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc, các loại đậu, sữa bột, sức tươi, hải sản,.. sẽ rất tốt cho người bệnh lúc này.

3. Các thực phẩm nên tránh sau mổ ruột thừa

Bên cạnh những loại thực phẩm cần được bổ sung sau mổ thì cần nghiêm túc tránh xa những loại thực phẩm không tốt như sau:

3.1. Thực phẩm nhiều chất béo

Các thực phẩm giàu chất béo rất khó tiêu và còn cần nhiều năng lượng để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng, vì thế sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa sau mổ và dẫn đến tình trạng “quá sức” khiến người bệnh bị đau nhức, tiêu chảy và khó tiêu.

Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế thấp nhất ăn đồ ăn giàu chất béo như đồ chiên rán, bánh kẹo, socola… Bên cạnh đó nên dùng dầu ăn nguyên chất có nguồn gốc từ thực vật thay vì chất béo từ động vật để quá trình chuyển hóa dễ dàng hơn.

Mổ viêm ruột thừa nên ăn gì để sớm hồi phục?

>>>>>Xem thêm: Lưu ý: Ăn không đúng cách gây đau dạ dày

Thực phẩm nhiều giàu mỡ không tốt cho người bệnh sau mổ

3.2. Thực phẩm chứa nhiều đường

Ăn quá nhiều đường và các thực phẩm nhiều đường sẽ khiến người bệnh bị tiêu chảy. Không chỉ vậy, việc hấp thụ quá nhiều đường còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ở vết thương sau phẫu thuật, điều này đặc biệt không tốt cho cơ thể.

3.3. Sau mổ viêm ruột thừa cần hạn chế uống sữa

Đối với người bình thường thì sữa là nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, với người mới mổ viêm ruột thừa thì cần hạn chế sử dụng sữa cũng như các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua). Bởi khi uống quá nhiều sữa sẽ tạo nên một mảng dày trên niêm mạc ruột và sẽ có nguy cơ gây ra độc tố cho đường ruột.

3.4. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích có trong bia, rượu, nước ngọt có gas, nước tăng lực sẽ làm vết thương lâu lành hơn và có thể gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh hút thuốc lá và các chất kích thích khác nếu như không muốn vết thương kéo dài không lành.

3.5. Thực phẩm muối chua, lên men

Trong thực phẩm muối chua, lên men như kim chi, dưa muối, cà muối, hành muối… có chứa nhiều axit và các vi sinh sống không tốt. Nó sẽ gây nên áp lực nặng nề, cảm giác khó tiêu cho đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm này sau khi  mổ ruột thừa.

Mổ viêm ruột thừa có thời gian hồi phục khá nhanh. Tuy nhiên, để có hiệu quả hồi phục tốt nhất cũng như thời gian hồi phục nhanh nhất thì cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chủ động tái khám để theo dõi tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *