Đau ruột thừa bên nào là băn khoăn của rất nhiều người. Nguyên nhân là vì có thể nhầm lẫn cơn đau ruột thừa với các bệnh lý khác. Đau ruột thừa thường xuất hiện khi bệnh nhân bị tắc nghẽn ruột thừa gây đau và viêm.
Bạn đang đọc: Đau ruột thừa bên nào – Góc giải đáp
1. Giải đáp đau ruột thừa bên nào?
1.1. Làm thế nào để biết đau ruột thừa bên nào
Muốn biết đau ruột thừa bên nào, bạn cần biết khái niệm ruột thừa và vị trí của ruột thừa. Theo đó, ruột thừa là phần dưới của ống tiêu hóa, hình dáng như ngón tay, hẹp và kín. Vị trí của ruột thừa thường không cố định như có thể ở dưới gan hoặc vị trí hố chậu bên trái bụng dưới. Tuy nhiên, vị trí ruột thừa thường gặp nhất là ở bên phải ổ bụng dưới.
1.2. Đau ruột thừa bên nào – Bên phải vùng bụng dưới
Do đó, cơn đau ruột thừa thường được nhận biết bởi:
– Đau bên phải ở phần bụng dưới: Đau ruột thừa rõ rệt nhất là hiện tượng đau bụng dưới. Đầu tiên, cơn đau sẽ âm ỉ ở vùng bụng và rốn. Tiếp theo đó cơn đau sẽ di chuyển xuống vị trí bụng dưới ở bên phải. Cường độ cơn đau sẽ tăng dần và đau càng mạnh hơn, đi kèm các triệu chứng khác.
– Đau ngay phần thắt lưng bên phải: Khi ruột thừa ở vị trí sau manh tràng, khi đó người bệnh sẽ đau ở phần thắt lưng rồi chuyển xuống hông và đùi phải.
1.2. Các dấu hiệu khác cảnh báo đau ruột thừa
Ngoài đặc trưng là những cơn đau kể trên, khi gặp các dấu hiệu sau người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được cấp cứu vì tình trạng đã trở nên nguy hiểm:
– Bị đau bụng kèm theo mệt mỏi không có nguyên do
– Bị sốt với nhiệt độ bất thường, có khi đột ngột tăng cao và có lúc chỉ hơn nhiệt độ thông thường.
– Đau bụng đi kèm tái mặt, tái môi, khô môi, hơi thở có mùi
– Đau bụng trở nặng hơn khi bạn ấn vào vùng bên phải, đau đớn ngày càng gia tăng mà không có dấu hiệu giảm bớt
– Có cảm giác cồn cào gan ruột nhưng lại chán ăn
– Đi tiểu bị đau chỗ bàng quang
– Thành bụng co cứng, sờ vào có thể nhận thấy được
Cơn đau ruột thừa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Do đó, người thân và gia đình cần chú ý đặc biệt đến các cơn đau vùng bụng bên phải của mọi thành viên. Khi có các dấu hiệu kể trên nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
2. Biến chứng nguy hiểm của cơn đau ruột thừa
Cơn đau ruột thừa là biểu hiện đặc trưng của viêm ruột thừa. Khi ruột thừa bị viêm tức là bị tấn công bởi các loại vi khuẩn có hại, nếu không xử lý ngay có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng. Thông thường, khi gặp cơn đau ruột thừa, cần nhanh chóng nhập viện trong vòng 24h. Những biến chứng gặp phải khi không kịp thời xử lý cơn đau ruột thừa là:
– Viêm phúc mạc: Biến chứng này xảy ra khi tình trạng viêm rất nặng, bị vỡ ra và vùng mủ chảy vào ổ bụng, khiến vùng bụng bị nhiễm trùng. Những triệu chứng báo hiệu viêm phúc mạc là sốt rét, huyết áp giảm đột ngột, bụng căng cứng và đau đớn.
– Áp xe ruột thừa: Biến chứng này cũng xảy ra khi tình trạng viêm nặng, bị vỡ nhưng dịch mủ chưa tràn vào ổ bụng mà xuất hiện quanh các quai ruột, mạc nối. Tất cả vùng này sẽ hình thành lên vùng viêm mới, được gọi là các khối áp xe ruột thừa.
– Đám quánh ruột thừa: Đám quánh ruột thừa là tình trạng các quai ruột, mạc nối bao bọc lấy ruột thừa khi ruột thừa bị viêm.
Những biến chứng nói trên có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời xử trí. Ngoài ra, người bệnh có thể phải chịu nhiều đau đớn, tổn thương cơ thể khi gặp các biến chứng viêm, khiến sức khỏe khó hồi phục.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện viêm đại tràng
3. Xử lý khi gặp cơn đau ruột thừa
Khi gặp cơn đau ruột thừa, người nhà có thể cho bệnh nhân chườm nóng, chườm ấm tạm thời để giảm đau. Sau đó lập tức gọi cấp cứu hoặc đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện. Tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được bác sĩ sẽ khám, kiểm tra và cân nhắc các phương pháp điều trị phù hợp.
Với cơn đau ruột thừa, biện pháp duy nhất giải quyết đó là xử lý triệt để nguyên nhân gây đau – bệnh viêm ruột thừa. Ruột thừa bị viêm thì cần cắt bỏ hoàn toàn. Xử trí viêm ruột thừa là tình trạng cấp cứu, cần phải thực hiện ngay khi bệnh nhân đã ổn định sau khi nhập viện.
4. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa hiện nay có 2 cách đó là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Trong đó, hầu như mổ nội soi được ưu tiên áp dụng vì nhiều đặc tính ưu việt hơn mổ mở như thẩm mỹ cao (vết sẹo rất nhỏ), bớt đau đớn và thời gian hồi phục nhanh hơn.
Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh để được theo dõi, chuyền dịch và nước. Đồng thời bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau, chống viêm và các loại kháng sinh khác để cơ thể chóng hồi phục, chống nhiễm trùng.
Sau thời gian nằm viện, người bệnh được về nhà và hướng dẫn chế độ ăn uống dễ tiêu hóa, ăn thức ăn lỏng, đi lại nhẹ nhàng tránh động chạm đến vết mổ. Khi gặp các triệu chứng bất thường sau thì cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý, đó là: Nôn mửa không kiểm soát được, gặp cơn đau trầm trọng, hoa mắt chóng mặt, sốt cao bất thường…
>>>>>Xem thêm: Người bị trào ngược dạ dày uống mật ong được không?
Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã nhận biết được cơn đau ruột thừa bên nào và cách xử lý hiệu quả. Tuy nhiên, cơn đau ruột thừa cũng có biểu hiện khác nhau tùy cơ thể từng người. Do đó, nếu bạn gặp phải dấu hiệu bất thường nào ở vùng bụng thì cần trực tiếp đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.