Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp thường có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Dưới đây là 3 dấu hiệu rõ rệt nhất để người đọc chủ động nắm được các thông tin cần thiết.
Bạn đang đọc: 3 biểu hiện của viêm ruột thừa cấp rõ ràng nhất bạn cần biết
1. Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp là gì
1.1. Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp rõ rệt nhất là đau bụng
– Đau bụng là triệu chứng bắt đầu khi ruột thừa của bạn bị viêm. Vùng đau bụng khi bị viêm ruột thừa thường là quanh vùng rốn và thượng vị, tiếp đó di chuyển xuống hố chậu phải. Cơn đau âm ỉ, có khi đau quặn. Cơn đau ngày một mạnh hơn, có thể diễn ra từ 6 – 24 tiếng. Đau càng mạnh khi người bệnh ho, hắt hơi, di chuyển.
– Một vài dấu hiệu ở bụng khác có thể xảy ra như chướng bụng, tắc ruột dẫn đến nôn mửa. Khi đó, ruột thừa bị viêm đã xuất hiện biến chứng và cần được cấp cứu ngay.
1.2. Bị sốt nhưng nhiệt độ không quá cao
– Đau ruột thừa có thể phát sốt với nhiệt độ không quá cao. Con số rơi vào 37,5 – 38,5 độ C. Do đó, khi có dấu hiệu sốt nhẹ kèm đau bụng cần lưu ý đến triệu chứng viêm ruột thừa. Trường hợp sốt cao hay run mạnh người, có thể biến chứng vỡ ruột thừa đã xảy ra.
1.3. Các dấu hiệu tiêu hóa bất thường
Một số dấu hiệu về đường tiêu hóa khác như chán ăn, táo bón, tiêu chảy… cũng có thể là biểu hiện viêm ruột thừa. Đôi khi người bệnh còn bị tiểu đau, tiểu khó. Các dấu hiệu này cũng có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý. Do đó, cần thăm khám ngay lập tức khi vùng bụng có những dấu hiệu bất thường.
Ruột thừa bị viêm nặng có thể dẫn đến vỡ ruột thừa. Nếu không kịp thời xử lý sẽ làm nhiễm trùng cả ổ bụng, có thể thiệt mạng.
2. Cách xử lý khi có biểu hiện của viêm ruột thừa cấp
Hiện nay, phương pháp điều trị hàng đầu khi bị viêm ruột thừa cấp là phẫu thuật loại bỏ ruột thừa. Trước đó, cần thăm khám xác định tình trạng để có chỉ định phù hợp.
2.1. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa khi có biểu hiện của viêm ruột thừa cấp
Phẫu thuật là giải pháp triệt để loại bỏ viêm ruột thừa. Thay vì mổ mở thông thường, hiện nay mổ nội soi là giải pháp được ưu tiên áp dụng nếu tình trạng người bệnh đáp ứng phẫu thuật.
Mổ nội soi chỉ cần tạo các lỗ nhỏ ở bụng, đưa dụng cụ nội soi và phẫu thuật vào để xử lý ruột thừa. Các lỗ nhỏ có kích thước rất bé (khác với phẫu thuật mở phải rạch bụng 5 – 10cm) nên bệnh nhân đỡ đau hơn rất nhiều. Sau phẫu thuật nội soi, bệnh nhân cũng chóng lành, vùng bụng gần như không có sẹo, nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, một số trường hợp có biến chứng, ruột thừa nằm bất thường… vẫn cần mổ mở để triệt để loại bỏ ruột thừa và điều trị biến chứng.
Bệnh nhân mổ nội soi chỉ cần nằm viện từ 1 – 3 ngày tùy vào tình trạng cụ thể. Với các trường hợp và biến chứng thì thời gian nằm viện thường lâu hơn, khoảng 5 – 7 ngày.
2.2. Điều trị không phẫu thuật
– Điều trị kháng sinh có thể được áp dụng khi viêm ruột thừa được phát hiện rất sớm. Tuy nhiên tình trạng có thể tái phát nên tốt nhất người bệnh nên cắt bỏ ruột thừa.
– Trường hợp có biến chứng vỡ hoặc áp xe ruột thừa, thường được dẫn lưu làm sạch ổ bụng, điều trị kháng sinh. Phẫu thuật được chỉ định sau đó khoảng 6 tháng khi tình trạng ổn định.
– Trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý nền không thể thực hiện phẫu thuật như: rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, bệnh nhân quá lớn tuổi… sẽ được điều trị bảo tồn bằng kháng sinh.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày đau bên nào? Nguyên nhân và triệu chứng?
3. Lưu ý sau mổ viêm ruột thừa cấp
3.1. Chăm sóc vết thương sau mổ
– Sau mổ, cần dùng thuốc theo chỉ định của bac sĩ. Các loại thuốc bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh…
– Vết mổ có thể chườm ấm hoặc túi nước đá (không quá lạnh) để chườm lên nhằm mục đích giảm đau.
– Sau khi trải qua 1 tuần nghỉ ngơi, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng. Không tham gia các hoạt động tập thể vì có thể ảnh hưởng vết thương. Cần đi lại nhẹ nhàng, tránh bưng bê đụng độ vật nặng.
– Trường hợp cắt ruột thừa chưa biến chứng, bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống thường nhật sau 1 tuần.
– Nên thay băng cho vết mổ thường xuyên, rửa nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Không dùng các loại kem sẹo… chưa được kiểm chứng bôi lên vết mổ.
– Không được tắm bồn, không hoạt động bơi lội khi vết thương chưa lành lại hẳn.
– Mặc quần áo vải mềm mại, thoáng, không bó sát, tránh ảnh hưởng vết mổ.
– Tránh cười quá mạnh, bảo vệ vết thương bằng gối mềm đặt trước bụng khi ho, khi cười hay gập bụng.
– Không nên lái xe quá sớm
– Không nên sinh hoạt vợ chồng sớm cho đến khi vết thương trên bụng lành hẳn.
– Không nên quá hạn chế vận động, đi lại thường xuyên sẽ giúp cho việc hồi phục sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn dùng thuốc gì?
3.2. Về chế độ ăn uống
– Bệnh nhân sau mổ cần ăn uống thanh đạm để dễ tiêu hóa.
– Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa 1 ít và không nên ăn quá no.
– Sau 1 tuần có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường theo tư vấn của bác sĩ
– Nên uống nhiều nước sạch, tránh đồ dầu mỡ, không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích cho đến khi lành hẳn.
Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp có thể gây lẫn lộn với các bệnh lý khác. Người bệnh cần chủ động thăm khám chứ không nên chủ quan khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng bụng.