Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp chúng ta có cơ hội hỗ trợ điều trị thành công 90-100%. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung?
Cùng với ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ và có tỷ lệ tử vong cao do thường được phát hiện muộn. Tuy nhiên, có thể các chị em không biết rằng, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng ngừa bệnh chỉ bằng một xét nghiệm đơn giản – xét nghiệm Pap định kỳ.
Bạn đang đọc: Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung?
Xét nghiệm Pap thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và hỗ trợ điều trị thành công.
Bên cạnh đó, những người trên 30 tuổi có thể thực hiện đồng thời xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV. Thông qua những xét nghiệm này, chị em có thể phát hiện bệnh rất sớm từ những bất thường cổ tử cung, và hỗ trợ điều trị khỏi 100% trước khi chúng trở thành ung thư.
1. Các xét nghiệm giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm Pap (Pap smear): giúp tìm kiếm, phát hiện những thay đổi ở cổ tử cung mà có thể trở thành ung thư cổ tử cung nếu không được hỗ trợ điều trị.
Xét nghiệm HPV (human papilloma virus): tìm kiếm virus có thể gây ra những thay đổi tế bào.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết: 2 hàm răng có bao nhiêu cái?
Một số chủng HPV có khả năng làm thay đổi tế bào cổ tử cung, dẫn tới ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV cùng xét nghiệm Pap sẽ giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và những bất thường của tế bào.
Trong thử nghiệm Pap, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại, được gọi là mỏ vịt, để mở rộng âm đạo và kiểm tra âm đạo, cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một số tế bào, chất nhầy từ cổ tử cung và các khu vực xung quanh để gửi tới phòng thí nghiệm, kiểm tra xem đó là tế bào bình thường, bất thường, hay ung thư.
Nếu bạn thử nghiệm HPV đồng thời với xét nghiệm Pap, các tế bào được gửi tới phòng thí nghiệm HPV cùng lúc.
Khi thử nghiệm Pap, bác sĩ cũng có thể thực hiện khám phụ khoa, kiểm tra tử cung, buồng trứng, và các cơ quan khác.
Nếu kết quả Pap bất thường, không có nghĩa là bạn bị ung thư, nhưng bác sĩ sẽ yêu cầu phải theo dõi thường xuyên và có thể cần hỗ trợ điều trị để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung phát triển.
2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung?
Phụ nữ nên bắt đầu xét nghiệm Pap thường xuyên từ độ tuổi 21. Xét nghiệm Pap là một trong những xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung đáng tin cậy và hiệu quả nhất. Nếu kết quả xét nghiệm Pap bình thường, khoảng 3 năm sau bạn mới cần thực hiện xét nghiệm Pap tiếp theo.
>>>>>Xem thêm: Khám thai 3 tháng đầu ở đâu tốt?
Các cấp độ bất thường của tế bào cổ tử cung. Nếu phát hiện ở giai đoạn này, người bệnh hoàn toàn có cơ hội xử trí tốt
Phụ nữ ở độ tuổi 30 trở lên có thể thực hiện xét nghiệm HPV kết hợp với xét nghiệm Pap để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng ngừa bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở những năm tiếp theo là rất thấp. Thông thường, khoảng 5 năm sau chị em mới cần thực hiện sàng lọc tiếp theo.
Xét nghiệm Pap cần thực hiện cho tới khi 65 tuổi. Những người trên 65 tuổi mà nhiều năm trước đó kết quả Pap là bình thường, hoặc họ đã phẫu thuật loại bỏ tử cung (do bệnh nào đó không phải ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung), thì không cần thực hiện thêm nữa.