Nội soi dạ dày là được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ống tiêu hóa trên, trong đó có ung thư dạ dày. Nhiều người vẫn luôn thắc mắc về ý nghĩa của kỹ thuật thăm dò chức năng này và các phương pháp thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về nội soi dạ dày, bao gồm vai trò, phương pháp và điều cần lưu ý.
Bạn đang đọc: Nội soi dạ dày để làm gì? Các phương pháp nội soi
1. Khái niệm nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày còn được gọi là nội soi bao tử, hay nội soi đường tiêu hóa trên. Đây là kỹ thuật dùng để kiểm tra niêm mạch phần trên ống tiêu hóa, gồm thực quản, dạ dày và tá tràng.
Ống nội soi mềm có gắn camera và nguồn sáng sẽ được bác sĩ đưa vào thực quản uống dạ dày thông qua đường mũi hoặc miệng.
2. Nội soi dạ dày để làm gì?
Kỹ thuật thăm dò chức năng này được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:
2.1. Phát hiện bệnh lý đường tiêu hóa trên
Người bệnh được chỉ định nội soi để đánh giá các triệu chứng bất thường như: ợ chua, khó nuốt, đau bụng trên dai dẳng, sụt cân bất thường,… Đây là giải pháp hiệu quả nhất để xác định nguyên nhân chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng.
Nội soi bao tử còn phát hiện tình trạng viêm loét hoặc polyp, khối u tại ống tiêu hóa trên. Khả năng chẩn đoán bệnh lý của nội soi được đánh giá là chính xác hơn chụp X-quang. Bên cạnh đó, nội soi còn giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp thông qua sinh thiết và thực hiện test.
2.2. Nội soi dạ dày chỉ điểm ung thư từ rất sớm
Ung thư đường tiêu hóa trên có thể được phát hiện từ giai đoạn sớm nhờ nội soi. Đặc biệt với công nghệ dải tần ánh sáng hẹp NBI 5P, hiệu quả chẩn đoán còn được nâng cao vượt trội.
Ánh sáng dải tần hẹp NBI giúp quan sát sắc nét lớp niêm mạc và hệ thống mao mạch dưới niêm mạc. Đồng thời công nghệ này còn phóng đại hình ảnh hàng trăm lần, cho hình ảnh chi tiết nhất. Kết hợp với kỹ thuật giả lập nhuộm màu mô, tình trạng lành tính và ác tính sẽ được phân biệt rõ nét. Bác sĩ có thể dễ dàng lấy mẫu sinh thiết để làm xét nghiệm mô bệnh học. Đây là cách duy nhất để xác định tế bào ung thư dạ dày, độ chính xác rất cao.
Tìm hiểu thêm: Thuốc kháng sinh chữa viêm đại tràng
2.3. Điều trị bệnh lý thực quản, dạ dày, tá tràng
Không dừng lại ở phát hiện và chẩn đoán bệnh, nội soi đường tiêu hóa trên còn có khả năng điều trị nhiều bệnh lý. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy các dị vật nuốt phải, cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, nong thực quản, loại bỏ polyp hay khối u,…
Các phương pháp can thiệp điều trị qua nội soi đều ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả. Người bệnh không cần thực hiện phẫu thuật mở, giảm nhu cầu truyền máu. Nhờ đó, người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Đặc biệt, ung thư đường tiêu hóa trên có thể điều trị hiệu quả nhờ phương pháp cắt hớt niêm mạc hiện đại can thiệp qua nội soi.
3. Đối tượng được khuyến cáo thực hiện nội soi
Sau đây là các trường hợp nên thực hiện nội soi bao tử:
– Đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn), đau bụng không rõ nguyên nhân.
– Sụt cân không rõ lý do.
– Trào ngược thức ăn, nuốt nghẹn, buồn nôn nhất là sau khi ăn.
– Đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng.
– Khả năng hấp thu kém kể cả khi ăn uống đầy đủ.
– Có biểu hiện thiếu máu; nôn ra máu; đại tiện phân đen hoặc lẫn máu.
– Đau vùng ngực nhưng không liên quan đến vấn đề tim mạch.
– Đang mắc các bệnh lý tại đường tiêu hóa trên, gồm thực quản, dạ dày, tá tràng.
– Người có nguy cơ mắc polyp có yếu tố gia đình cũng là đối tượng nên chủ động nội soi.
– Đang sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau.
Ngoài ra, những người muốn sàng lọc sớm ung thư đường tiêu hóa trên cũng nên thực hiện nội soi ngay cả khi không có triệu chứng bất thường.
4. Các phương pháp nội soi thực hiện
4.1. Nội soi tiêu chuẩn
Ống nội soi được đưa vào dạ dày qua đường miệng khi người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Phương pháp này có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Nhiều người e ngại không dám nội soi lần hai vì ám ảnh cảm giác buồn nôn khi ống nội soi chạm vào lưỡi gà – vòm khẩu cái.
Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu thả lỏng, giữ tâm lý thoải mái và tân thủ các chỉ dẫn của nhân viên y tế. Ngoài ra, sự khéo léo và chính xác của bác sĩ và ekip nội soi cũng giúp hạn chế tối đa cảm giác đau hay khó chịu cho người bệnh.
4.2. Nội soi dạ dày qua đường mũi
Ở phương pháp này, ống nội soi được đưa qua lỗ mũi đã được xịt tê để thăm khám đường tiêu hóa trên. Người bệnh vẫn tỉnh táo nhưng lại không hề cảm thấy khó chịu hay đau đớn. Lý do là bởi ống nội soi không chạm vào đáy lưỡi hay vòm họng, không gây cảm giác kích thích nào cho người bệnh.
4.2. Nội soi không đau
Phương pháp này thực hiện đưa ống nội soi vào đường miệng khi người bệnh đã ngủ an thần. Người bệnh được gây mê trong thời gian ngắn với lượng thuốc mê ít nên có thể tỉnh táo ngay khi kết thúc nội soi.
Khi đã được gây mê, người bệnh không hề có cảm giác buồn nôn, khó chịu hay đau đớn. Thay vào đó, người bệnh có trải nghiệm nội soi êm ái, tâm lý rất thoải mái và nhẹ nhàng.
Tại một số cơ sở y tế như Hệ thống Y tế Thu Cúc, nội soi không đau ứng dụng bơm tiêm điện tự động. Đây là thiết bị có thể tính toán lượng thuốc mê cần dùng theo giới tính, tuổi tác, chiều cao, cân nặng của người bệnh. Nồng độ thuốc mê và đường truyền được duy trì liên tục trong quá trình nội soi. Điều này giúp quá trình nội soi như một giấc ngủ ngon, nhanh chóng và an toàn.
>>>>>Xem thêm: Test vi khuẩn HP bằng phương pháp nào?
5. Những điều cần lưu ý
5.1. Trước khi thực hiện nội soi
– Dạ dày cần trống rỗng để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi thực hiện thăm dò. Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, nhịn uống ít nhất 2 tiếng trước nội soi.
– Thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng đang gặp phải, các loại thuốc hiện đang sử dụng để điều trị.
– Cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh lý cho bác sĩ.
– Ngừng sử dụng một số loại thuốc như thuốc bọc niêm mạc dạ dày, thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ.
– Giữ tâm lý thoải mái, thực hiện đúng những điều được nhân viên y tế hướng dẫn. Nhờ đó, quá trình nội soi sẽ thuận lợi và hạn chế trải nghiệm khó chịu.
5.2. Sau khi thực hiện nội soi
– Người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, loãng, để nguội sau khi nội soi để tránh là tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa.
– Người bệnh nội soi không đau cần lưu viện nghỉ ngơi và theo dõi đến khi hết tác dụng của thuốc mê.
– Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau họng, đầy bụng do không khó đưa vào dạ dày. Những cảm giác này sẽ biến mất rất nhanh nên người bệnh không cần lo lắng.
– Người bệnh nội soi không đau nên đi cùng người nhà để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Bài viết đã nêu rõ vai trò, các phương pháp và những điều cần lưu ý khi nội soi dạ dày. Đây là kỹ thuật thăm dò chức năng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa trên. Người bệnh nên thực hiện nội soi ngay khi có dấu hiệu bất thường. Cần chú ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín để có kết quả nội soi chính xác nhất.