Nội soi dạ dày không đau là phương pháp nội soi ngày càng chiếm được cảm tình của đông đảo người bệnh. Để tìm hiểu quá trình nội soi không đau gồm những bước nào, hãy tham khảo bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Nội soi dạ dày không đau được thực hiện như thế nào?
1. Nội soi dạ dày không đau là gì?
Nội soi dạ dày là kỹ thuật thăm dò chức năng dùng một dây soi có gắn đèn và camera để kiểm tra đường tiêu hóa trên. Người bệnh có thể lựa chọn thực hiện một trong hai phương pháp: nội soi tiêu chuẩn hoặc nội soi không đau.
Nội soi không đau là phương pháp nội soi không gây ra cảm giác khó chịu hay đau đớn cho người bệnh. Nhờ đó, quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
2. Các phương pháp thực hiện nội soi không đau
Nội soi không đau đường tiêu hóa trên gồm hai phương pháp như sau:
2.1. Nội soi dạ dày không đau qua đường miệng
Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi là nội soi dạ dày có gây mê. Người bệnh sẽ được gây mê tĩnh mạch và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua miệng xuống thực quản, vào dạ dày và tá tràng của người bệnh để quan sát. Người bệnh hoàn toàn không cảm thấy buồn nôn, đau đớn hay bất cứ khó chịu nào.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, kỹ thuật gây mê này được thực hiện bằng bơm tiêm điện tự động. Đây là thiết bị hiện đại giúp tính toán lượng thuốc mê phù hợp với thể trạng từng người bệnh. Kết hợp với nồng độ thuốc mê duy trì ổn định, người bệnh sẽ ngủ ngon trong suốt thời gian nội soi. Ngay sau khi hoàn thành việc thăm khám, người bệnh sẽ tỉnh táo trở lại.
2.2. Nội soi dạ dày không đau qua đường mũi
Phương pháp này không thực hiện gây mê đối với người bệnh. Mặc dù người bệnh vẫn tỉnh táo khi nội soi nhưng lại không hề có cảm giác khó chịu hay đau đớn. Lý do là bởi ống nội soi nhỏ mềm lúc này được đưa qua lỗ mũi đã được xịt tê. Đi qua đường mũi xuống dạ dày, dây soi không kích thích lưỡi gà, vòm khẩu cái, không gây buồn nôn.
3. Đánh giá ưu nhược điểm của nội soi dạ dày không đau
3.1. Ưu điểm
Nội soi không đau mang lại cho người bệnh rất nhiều lợi ích, nổi bật là:
– Quá trình thực hiện nhẹ nhàng, êm ái, không đau, không khó chịu. Người bệnh chỉ trải qua một giấc ngủ ngon để kiểm tra toàn bộ đường tiêu hóa trên.
– Rút ngắn thời gian thực hiện, nội soi chỉ 10 – 15 phút: Người bệnh không bị kích thích, khó chịu hay có phản xạ nôn ói. Nhờ đó bác sĩ thực hiện thao tác thăm khám dễ dàng và nhanh chóng.
– Bác sĩ có thể quan sát rõ nét niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng chỉ trong thời gian ngắn.
– Độ an toàn cao: Người bệnh nằm yên, không chịu kích thích nên sẽ hạn chế tối đa các rủi ro, tai biến trong quá trình nội soi. Đặc biệt nội soi có gây mê chỉ sử dụng lượng thuốc mê ít, thời gian gây mê ngắn nên không khiến người bệnh mệt mỏi.
Tìm hiểu thêm: Bệnh dạ dày có vi khuẩn HP
3.2. Nhược điểm
Một số điểm hạn chế của phương pháp nội soi không đau bao gồm:
– Nội soi qua đường miệng gây mê và nội soi qua đường mũi đều có chi phí cao hơn nội soi tiêu chuẩn. Với nội soi gây mê, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn. Người bệnh nội soi qua đường mũi sẽ thăm khám tai mũi họng trước khi tiến hành nội soi.
– Quá trình chuẩn bị sẽ dài hơn nội soi tiêu chuẩn do người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm, khám tai mũi họng nói trên.
– Nội soi đường mũi không thể thực hiện được các thủ thuật can thiệp như cắt polyp, lấy dị vật,… Lúc này bác sĩ sẽ chuyển sang nội soi qua đường miệng để tiến hành can thiệp.
4. Các bước thực hiện nội soi dạ dày không đau
Mỗi bệnh viện, phòng khám sẽ có quy trình nội soi khác nhau. Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện nội soi tại Hệ thống Y tế Thu Cúc như sau:
4.1. Khám ban đầu với bác sĩ Tiêu hóa
Đầu tiên người bệnh sẽ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa. Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng, tư vấn phương pháp nội soi dạ dày phù hợp và các xét nghiệm cân lâm sàng cần thiết.
4.2. Chuẩn bị trước nội soi
Người bệnh thực hiện các thủ tục gồm:
– Làm các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định: Thông thường người bệnh sẽ làm xét nghiệm máu để sàng lọc bệnh lý truyền nhiễm (như viêm gan B, viêm gan C, HIV), kiểm tra hiện tượng đông máu,… Người bệnh nội soi dạ dày đường mũi cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.
– Hoàn thiện hồ sơ nội soi dạ dày: Người bệnh được kiểm tra huyết áp; kê khai tình trạng sức khỏe, bệnh sử, tiền sự dị ứng và các thông tin cần thiết khác.
– Uống thuốc tan bọt dạ dày theo hướng dẫn của điều dưỡng.
– Đặt đường truyền và tiến hành gây mê với nội soi dạ dày qua đường miệng. Người bệnh nội soi dạ dày qua đường mũi không cần gây mê. Thay vào đó, người bệnh sẽ được xịt tê lỗ mũi.
4.3. Thực hiện nội soi dạ dày không đau
Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi qua mũi hoặc miệng vào thăm dò thực quản, dạ dày, tá tràng. Các chẩn đoán sẽ được bác sĩ đưa ra dựa vào hình ảnh thu được. Một số thủ thuật can thiệp có thể tiến hành trong nội soi gồm: sinh thiết (để test HP và chẩn đoán ung thư), lấy dị vật, cắt polyp, cầm máu,…
>>>>>Xem thêm: Khi nào cần chủ động xét nghiệm khuẩn HP?
4.4. Nhận kết quả nội soi dạ dày
Người bệnh gây mê sẽ nghỉ ngơi tại phòng lưu viện cho đến khi thuốc mê tan hết. Sau đó, người bệnh sẽ được kiểm tra lại huyết áp, nhận kết quả nội soi và một suất ăn nhẹ miễn phí.
4.5. Bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả nội soi
Người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để đọc kết quả nội soi dạ dày cùng bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về tình trạng dạ dày của người bệnh. Đồng thời mỗi người bệnh sẽ được chỉ định phương án điều trị phù hợp nhất.
Nội soi dạ dày không đau sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tóm lại đây là phương pháp nhẹ nhàng và hiệu quả để kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa trên. Quy trình nội soi diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, hãy thực hiện ngay khi có các dấu hiệu bất thường.