Chào bác sĩ! Chủ nhật tuần này tôi được chồng đưa đi khám thai, tuy nhiên vì là lần đầu tiên lên chức bố mẹ nên cả hai vợ chồng tôi đều rất băn khoăn không biết đi khám thai lần đầu như thế nào? Khám thai lần đầu nên khám những gì? Nên chuẩn bị những gì cho lần khám đầu tiên? Mong các bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Lê Phương (Hà Nội)
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về hòm thư: contact@thucuchospital.vn của chúng tôi. Với câu hỏi khám thai lần đầu như thế nào của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Bạn đang đọc: Khám thai lần đầu như thế nào tại Bệnh viện Thu Cúc
Tìm hiểu thêm: Những bệnh mọc mụn ở vùng kín nam giới
>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị polyp cổ tử cung có sinh thường được không?
1. Khám thai lần đầu nên khám những gì?
Ngay khi phát hiện có thai, bạn cần đi khám chuyên khoa. Thời điểm khám thai lần đầu tốt nhất là trước khi thai kì được tám tuần, các bác sĩ sẽ dự đoán tuổi thai, xác định ngày dự sinh. Việc khám thai vào thời điểm này giúp chẩn đoán được ngày dự sinh chính xác hơn những tháng giữa và cuối thai kỳ. Đồng thời, giúp chẩn đoán thai bình thường hay có vấn đề như nằm ngoài tử cung, không có tim thai….
2. Khi đi khám thai lần đầu bạn cần lưu ý
Cung cấp các thông tin về sức khỏe bản thân cho bác sĩ biết, ngoài ra bạn cần thực hiện một số thăm khám và xét nghiệm quan trọng gồm:
Khám tổng quát về sức khỏe như cân nặng, đo huyết áp, khám phụ khoa. Nếu gần đây bạn chưa làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap’smear), có thể bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm này để kiểm tra phát hiện tế bào bất thường. Xét nghiệm huyết trắng để kiểm tra xem bạn có mắc các bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu để được hỗ trợ điều trị kịp thời,…
Thử nước tiểu để kiểm tra bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu và một số bệnh khác.
Xét nghiệm máu để biết nhóm máu và xem bạn có thể bị thiếu máu hay không. Xét nghiệm này còn giúp tầm soát các bệnh viêm gan B hay HIV. Nếu phát hiện có vi-rút, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp, xử trí trong lúc bạn mang thai để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho con.
Đặc biệt, bạn cần duy trì khám thai định kỳ, để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.