Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư được xếp vào nhóm có tiên lượng sống tốt. Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân cũng như người nhà của họ.
Bạn đang đọc: Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp di căn hạch
>>>>>Xem thêm: Dây rốn bám lệch tâm ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Ung thư tuyến giáp phổ biến trong các bệnh ung thư đầu cổ
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính phổ biến thường gặp ở cả người trẻ tuổi. Bệnh khởi phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại tuyến giáp, tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể có chức năng sản xuất hoóc môn điều hòa hoạt động của các tế bào và các cơ quan của cơ thể. Bệnh thường phổ biến ở nữ giới độ tuổi 40 – 50 tuổi và nam giới độ tuổi 60 – 70 tuổi.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối được chia làm 3 mức độ:
- Giai đoạn IVA: ung thư tuyến giáp có kích thước không xác định, đã lan ra ngoài tuyến giáp và xâm lấn tới một số cơ quan vùng cổ, họng. Khối u có thể có hoặc không lan đến các hạch bạch huyết vùng cổ nhưng chưa lan đến các cơ quan ở xa.
- Giai đoạn IVB: khối u có kích thước bất kì và đã lan rộng đến cột sống. Tế bào ung thư có hoặc chưa lan tới hạch bạch huyết hay các cơ quan ở xa.
- Giai đoạn IVC: tế bào ung thư đã lan ra các hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.
Để khẳng định bệnh nhân ung thư tuyến giáp sống được bao lâu ngoài giai đoạn tiến triển bệnh còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, thể trạng và mức độ đáp ứng điều trị bệnh. So với các bệnh ung thư thường gặp khác, bệnh nhân ung thư tuyến giáp có cơ hội sống cao hơn rất nhiều ở giai đoạn cuối. Theo đó, nếu được điều trị, bệnh nhân có khoảng 28 – 51% cơ hội sống (trong khoảng 5 năm). Lưu ý, đây chỉ là dự đoán khả năng sống trong 5 năm của bệnh nhân, người bệnh hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống nếu kiểm soát bệnh tốt.
Các phương pháp điều trị bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị riêng. Thông thường, ở giai đoạn cuối bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để tăng hiệu quả điều trị.
Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp di căn hạch
>>>>>Xem thêm: Dây rốn bám lệch tâm ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Điều trị I – 131 cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
- Điều trị I ốt phóng xạ I – 131: là phương pháp điều trị sử dụng thuốc được đánh giá hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp cả ở những giai đoạn sau của bệnh.
- Xạ trị ngoài: sử dụng tia năng lượng cao như tia X hay hạt proton để tiêu diệt, làm nhỏ kích thước tế bào ung thư, hạn chế sự nhân lên của chúng, kiểm soát tình trạng bệnh.
- Hóa trị: sử dụng thuốc hóa chất truyền qua tĩnh mạch theo đường máu đi khắp cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư, tránh sự lây lan nhanh của chúng.
- Phẫu thuật: có thể được chỉ định nếu bác sĩ đánh giá có thể loại bỏ được phần lớn khối u.
Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp di căn hạch
>>>>>Xem thêm: Dây rốn bám lệch tâm ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
TS. BS Lim Hong Liang trực tiếp điều trị các bệnh ung thư đầu cổ tại Bệnh viện Thu Cúc
Nhằm nâng cao cơ hội sống và tăng hiệu quả điều trị bệnh ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị ung thư tuyến giáp là TS. BS Lim Hong Liang, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư cho bệnh nhân ở nhiều nước trên thế giới.
Trên đây là những thông tin chung về ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu. Để đặt lịch khám, điều trị hoặc nhận thêm thông tin tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.