Đau đầu khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đau đầu khi mang thai tuy ảnh hưởng ít đến thai nhi nhưng lại làm cho cơ thể người mẹ khó chịu, mệt mỏi và suy nhược. Điều trị đau đầu khi mang thai không thể tùy tiện, cần tham khảo ý của bác sĩ để tránh tổn hại xấu đến mẹ và thai nhi.
Bạn đang đọc: Đau đầu khi mang thai khó chịu, mệt mỏi và suy nhược
1. Nguyên nhân đau đầu khi mang thai
Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Bên cạnh đó, căng thẳng thần kinh, mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, lượng đường trong máu thấp, mất nước, tắc nghẽn xoang, dị ứng, sử dụng các chất kích thích (caffeine)… cũng là nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai.
2. Triệu chứng đau đầu khi mang thai
Các cơn đau đầu thường đến đột ngột không báo trước. Thai phụ có thể bị đau đầu âm ỉ cả hai bên đầu, cơn đau lan dần xuống cổ và vai khiến thai phụ khó chịu, mệt mỏi. Cũng có những trường hợp thai phụ bị đau nhức đầu dữ dội. Đau đầu khi mang thai có xu hướng giảm hoặc biến mất ở giai đoạn thứ hai của thai kỳ (3 tháng giữa) khi các hormone trở nên ổn định và cơ thể quen dần với sự thay đổi.
Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải chứng đau nửa đầu. Theo ước tính có khoảng 15% phụ nữ lần đầu tiên mắc chứng bệnh này khi mang thai. Đau nửa đầu gây đau nhói từ vừa phải đến nặng và thường đau ở một bên đầu. Cơn đau có thể kéo dài từ 4-72 giờ và trở nên nghiêm trọng hơn khi có hoạt động thể chất. Các triệu chứng đi kèm gồm nôn và buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn…
Tìm hiểu thêm: Độ mờ da gáy bao nhiêu là tốt?
3. Điều trị chứng đau đầu khi mang thai
Khi bị đau đầu, các thai phụ nên chọn các biện pháp khắc phục hậu quả tự nhiên trước khi dựa vào thuốc để giảm đau, như: Nghỉ ngơi ở phòng yên tĩnh, thoáng đãng; đặt miếng gạc mát hoặc ấm trên trán, rồi nhờ người khác massage nhẹ nhàng; tắm nước ấm và có một bữa ăn nhẹ…
Nếu các phương pháp tự nhiên không hiệu quả hãy nhờ các bác sĩ tư vấn để có thể chọn loại thuốc phù hợp và có thể dùng được cho bà bầu. Những loại thuốc như ibuprofen, aspirin… không nên tự ý dùng trừ khi có sự chấp thuận của bác sĩ.
4. Phòng ngừa đau đầu khi mang thai
-Để giảm đau đầu khi mang thai, các thai phụ cần tránh hoạt động thể lực mệt mỏi, dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn trong ngày. Ngủ đủ giấc là cách phòng tránh đau đầu khi mang thai hiệu quả nhất.
-Nghỉ ngơi và tận hưởng các hoạt động thư giãn (nghe nhạc, tản bộ…) có thể làm để giảm thiểu tần suất đau đầu và ngăn ngừa đau đầu liên quan đến căng thẳng.
>>>>>Xem thêm: Uống nước dừa có làm kinh nguyệt ra nhiều?
-Quan tâm đến chế độ ăn uống. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Cắt giảm dần lượng caffeine. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
-Tập thể dục thường xuyên.
-Chườm nóng.
-Tắm vòi hoa sen hoặc tắm bồn.
Mát xa đầu, cổ, vai và lưng thường xuyên…