Hạch là một tổ chức lympho, nằm ở nhiều nơi như vùng cổ, vùng dưới hàm, trên xương đòn, khuỷu tay, nách, bẹn… bình thường không sờ thấy. Vậy xuất hiện hạch dưới hàm nguy hiểm không, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để biết thông tin cụ thể.
Bạn đang đọc: Hạch dưới hàm nguy hiểm không và cảnh báo những bệnh lý nào?
1. Hạch dưới hàm nguy hiểm không?
Hạch dưới hàm nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tính chất, vị trí và kích thước của hạch. Về nguyên tắc, hạch nhỏ dưới 1cm, ở những vị trí thông thường vùng đầu mặt cổ, di động, không đau xuất hiện từ lâu rồi, thường là hạch lành tính. Những người có bệnh viêm nhiễm mãn tính vùng đầu cổ, thường khám thấy hạch ở dưới hàm, góc hàm…
Tùy theo vị trí, kích thước mà mức độ nguy hiểm của hạch ở dưới hàm mỗi người là khác nhau
Các trường hợp viêm nhiễm cấp tính vùng đầu mặt cổ, như viêm miệng, viêm họng, viêm amidan cấp… hạch thường đau sưng trong đợt viêm nhiễm. Tuy nhiên, sau khi điều trị khỏi ổ viêm nhiễm, hạch nhỏ lại và không đau nữa, nhung kích thước nhỏ hẳn như bình thường cũng cần có thời gian.
Các trường hợp hạch ung thư, thường có dấu hiệu hạch xuất hiện ở vị trí bất thường. í dụ như Hạch thượng đòn, hạch thường to, cứng, không di động, dính với các tổ chức xung quanh, không đau và hạch thăm khám thấy nằm trong bệnh cảnh của ung thư hoặc các bệnh đặc thù.
2. Nổi hạch ở vị trí dưới hàm do bệnh gì?
Khi có triệu chứng nổi hạch dưới hàm, có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:
– Viêm hoặc nhiễm trùng:
Nhiễm trùng không đặc hiệu: do một loại vi trùng hoặc virus nào đó.
Nhiễm trùng đặc hiệu: do vi trùng lao.
– Bệnh lý ác tính (ung thư): Ung thư hạch nguyên phát: ung thư xuất phát từ các tế bào lymphô trong hạch, còn gọi là bệnh lymphôm.
Ung thư di căn hạch: tế bào ung thư từ một cơ quan khác di chuyển đến, xâm nhập và phát triển trong hạch.
3. Chẩn đoán phát hiện hạch
Việc xác định hạch đó là gì phải cần được thăm khám kỹ qua sờ nắn bằng tay, tìm những ổ viêm nhiễm lân cận, cấy dịch, mủ, chất bã đậu từ hạch (nếu có).
Tìm hiểu thêm: Huyết áp bao nhiêu là cao?đe dọa tính mạng người bệnh
>>>>>Xem thêm: Cẩn thận khi đau bụng bên phải dưới rốn
Bác sĩ sẽ dùng tay sờ nắn và chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để xác định chính xác tình trạng bệnh
Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể sử dụng máy nội soi để tầm soát khối u nguyên phát ở vùng mũi họng, thanh quản, đường tiêu hóa…, thậm chí phải rạch một chút da cổ nơi hạch nổi để lấy một ít mô của hạch đem thử, xét nghiệm này được gọi là sinh thiết hạch (nếu bác sĩ thấy cần thiết) để xem đó là bệnh gì? Sự xác định có bị ung thư hay không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của xét nghiệm này.
Như vậy hạch dưới hàm có thể là dấu hiệu viêm nhiễm thông thường nhưng cũng có thể cảnh báo bệnh lý ác tính. Muốn biết chính xác tình trạng hạch, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và lên phác đồ điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên hữu ích và giúp bạn nhận thức đúng đắn được những nguy hiểm tiềm ẩn khi xuất hiện hạch ở dưới hàm.