Tiểu cầu là thành phần của máu giúp tạo thành cục máu đông để làm ngưng chảy máu (khi mạch máu bị tổn thương), nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây ra tình trạng không hình thành cục máu đông được. Vậy nguyên nhân gây giảm tiểu cầu là gì?
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu là gì?
1. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giảm tiểu cầu:
Hệ miễn dịch chính là một trong những nguyên nhân chính gây giảm tiểu cầu hay gặp nhất và thường không có triệu chứng nào khác. Bệnh này còn có một tên gọi khác trước đây là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Kháng thể được tạo ra để tấn công các yếu tố ngoại lai thì nay nó tấn công phá hủy tiểu cầu của cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiểu cầu
Do thuốc: do tác dụng phụ của thuốc (thuốc tim mạch, thuốc chống động kinh, kháng sinh), thuốc kháng đông máu heparin, hóa trị liệu;
Một số nguyên nhân gây bệnh đã xác định được như: bị nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng, nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi… Các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách. Các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp… Các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số ure trong nước tiểu và máu là gì? Địa chỉ xét nghiệm uy tín
Thuốc có thể là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu
Ngoài ra, khoảng 5% phụ nữ khỏe mạnh mang thai thì bị giảm tiểu cầu nhưng sau sinh thì bình thường và không có triệu chứng gì,…
2. Điều trị giảm tiểu cầu như thế nào?
Giảm tiểu cầu là một bệnh khá nguy hiểm nhưng không phải bệnh nan y nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển gây biến chứng nghiêm trọng. Khi thấy những triệu chứng như: thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết (răng, mũi, ngoài da…), đau đầu không rõ nguyên nhân phải nhập viện ngay để kịp thời điều trị.
Bệnh nhân cẩn thận trong sinh hoạt, giảm tối đa nguy cơ gây xuất huyết (không chạy nhảy hay vận động mạnh, không ăn mía, xương, các thức ăn cứng, không đánh răng hoặc xỉa răng) thì sẽ tránh được các nguy hiểm mà bệnh đem đến.
>>>>>Xem thêm: Lá hẹ có tác dụng gì? được dùng nhiều trong chế biến thức ăn
Xét nghiệm máu chẩn đoán mức độ tiểu cầu
Truyền tiểu cầu: đây chỉ là phương thức điều trị tạm thời để cầm máu hoặc đề phòng biến chứng xuất huyết nặng.
Nếu xác định được chính xác tác nhân gây giảm tiểu cầu thì việc điều trị cần đi từ nguyên nhân gây bệnh.
Trong trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu vô căn thì các loại corticoides là thuốc lựa chọn hàng đầu, chủ lực.
Cắt lách được chỉ định khi bệnh trở thành mạn tính phải phụ thuộc vào corticoides hoặc không còn đáp ứng với corticoides. Sau cắt lách, nếu tái phát, có thể phối hợp với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như: Immuran, Purinéthol, Vincristin, Endoxan…
Trường hợp giảm tiểu cầu vô căn tuy không phải bệnh di truyền, nhưng là chứng bệnh hay tái phát nên muốn điều trị ổn định, bệnh nhân phải có kế hoạch khám định kỳ hàng tháng để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh. Trên cơ sở đó y bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Nhiều trường hợp nhờ điều trị đúng cách bệnh nhân đã khỏi hẳn.