“Bệnh rò hậu môn là thế nào” là một câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết nguyên nhân gây bệnh do đâu, biến chứng của bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh rò hậu môn ở bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh rò hậu môn là thế nào? Nguyên nhân và biến chứng
1. Bệnh rò hậu môn là thế nào?
Rò hậu môn là bệnh xuất hiện khi tại các khe và nhú trong ống hậu môn bị nhiễm trùng. Từ những nhiễm trùng này sẽ dẫn đến viêm và tụ mủ ở các tuyến tại hậu môn hoặc ở giữa hai cơ thắt hậu môn. Nếu sau một thời gian không tiến hành điều trị, những vị trí viêm và tụ mủ sẽ phá miệng và hình thành các lỗ rò.
Ngoài ra, hiểu một cách đơn giản rò hậu môn là sự kết nối không bình thường giữa hai bề mặt cơ thể. Lỗ rò hậu môn thường có biểu hiện ban đầu như một ổ áp xe quanh hậu môn.
Theo các chuyên gia, rò hậu môn được coi là giai đoạn mãn tính của bệnh áp-xe hậu môn. Nếu không điều trị kịp thời bệnh áp-xe thì khi vỡ ra sẽ xuất hiện những đường rò, lỗ quanh hậu môn. Vì thế nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào ở hậu môn – trực tràng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm. Từ đó giúp tránh những tác hại bệnh không đáng có.
2. Một số loại rò rỉ hậu môn
Bệnh rò rỉ hậu môn có nhiều dạng lỗ rò khác nhau với những nguyên nhân riêng biệt. Điển hình như: rò hoàn toàn, rò ngoài cơ thắt, rò phức tạp, rò không hoàn toàn, rò trong cơ thắt,… Các lỗ rò này có thể gây chảy máu hoặc làm phân ra theo đường rò dẫn tới cảm giác khó chịu và đau đớn.
Bệnh rò hậu môn có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi từ 30 – 50 có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, nam giới có nguy cơ bị rò hậu môn cao hơn nữ giới gấp 4 lần.
Đa số người bệnh thường chủ quan khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là căn bệnh có thể tự khỏi mà cần được điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện những dấu hiệu bệnh và nên đến những địa chỉ uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm, càng tốt.
3. Những triệu chứng của bệnh rò hậu môn là thế nào?
Một số dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của bệnh rò hậu môn như:
– Liên tục xuất hiện các cơn đau. Đặc biệt khi ngồi xuống, ho, đi tiểu hoặc di chuyển, các cơn đau sẽ mạnh hơn và nhói hơn.
– Gần hậu môn có chảy dịch hôi.
– Khi đi tiểu xuất hiện mủ hoặc máu.
– Quanh hậu môn có hiện tượng sưng và mẩn đỏ. Người bệnh có thể sốt cao, choáng nếu bị áp-xe.
Bạn nên ngay lập tức liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu sau đây:
– Triệu chứng của áp xe hậu môn tái phát.
– Quanh hậu môn sưng và đau khi đi tiểu, vận động.
– Hậu môn chảy máu.
– Từ chỗ mở xung quanh hậu môn có thoát dịch hôi hay máu. Sau khi thoát lưu rò các cơn đau có thể giảm.
– Do thoát lưu liên tục nên vùng da xung quanh hậu môn thường bị kích ứng.
– Sốt, lạnh và mệt mỏi toàn thân.
Lưu ý: Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh rò hậu môn, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được khắc phục và điều trị sớm nhất. Điều đó giúp hạn chế gây ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày và ngăn chặn xảy ra các biến chứng.
Tìm hiểu thêm: Nóng dạ dày ợ hơi và mối liên hệ với GERD
4. Nguyên nhân dẫn tới bệnh rò hậu môn là gì?
4.1. Bị tắc nghẽn và nhiễm trùng tuyển hậu môn
Khi tuyến hậu môn bị tắc nghẽn và nhiễm trùng thường dẫn tới lỗ rò hậu môn. Nhiễm trùng lây lan vào các phần da bên cạnh hậu môn thay vì xâm nhập ngược vào hậu môn. Điều này dẫn đến sự hình thành của một đường hầm. Một khi đường hầm bên trong này còn mở, lỗ rò thường sẽ không liền. Phần lớn người bệnh chỉ thường điều trị bên ngoài mà những đường rò bên trong vẫn chưa được chữa lành. Đó là lý do vì sao bệnh rò hậu môn thường rất dễ tái phát lại.
Lỗ rò hậu môn cũng có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân hút dịch áp-xe. Nguyên nhân chủ yếu là do đường mở bên trong không không được điều trị dứt điểm.
4.2. Viêm nhiễm gây rò hậu môn là thế nào?
Sự viêm nhiễm ở tuyến hậu môn có thể là nguồn gốc của bệnh rò hậu môn. Những vi khuẩn dẫn đến rò hậu môn gồm: trực khuẩn coli, liên cầu trùng, tụ cầu trùng…
4.3. Rò hậu môn là hệ quả của bệnh áp-xe
Bệnh áp-xe quanh hậu môn trực tràng có thể dẫn đến bệnh rò hậu môn. Áp-xe không được điều trị đúng cách sẽ vỡ ra tạo thành đường rò. Cần chú ý, nguy cơ hình thành những đường rò hậu môn khi người bệnh bị nhiễm khuẩn dạng mãn tính ở hậu môn là rất cao. Những bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn ở hậu môn cần được điều trị dứt điểm để ngăn chặn những biến chứng khác.
>>>>>Xem thêm: Kiêng ăn gì sau khi mổ viêm ruột thừa?
5. Các biến chứng của bệnh rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn là bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai. Người bênh sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị bệnh sớm. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, bệnh rò rỉ hậu môn sẽ gây ra nhiều phiền phức trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Mặt khác, bệnh có điều kiện thuận lợi để bước sang giai đoạn biến chứng và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Điển hình như:
5.1. Rò hậu môn phức tạp
Các vết thương ở hậu môn loét rộng khi các đường rò ở hậu môn nếu để lâu và không điều trị. Việc này dẫn đến tình trạng bệnh sẽ nặng hơn, đường rò trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.
5.2. Bị tắc đường tiểu do rò hậu môn là thế nào?
Một số người bệnh có thể xảy ra tình trạng bí tiểu sau khi làm phẫu thuật rò hậu môn. Khi đó người bệnh cần can thiệp bằng cách châm cứu, thông tiểu hoặc uống thuốc giãn cơ.
5.3. Bị hẹp hậu môn
Hiện tượng này ít gặp nhưng khi điều trị cắt đốt nhiều bằng dao điện sẽ dẫn đến vùng cơ thắt bị hoại tử làm teo hẹp lỗ hậu môn. Đây là một biến chứng thường không xuất hiện ngay sau mổ mà có thể xuất hiện vài tháng hoặc hàng năm sau và rất khó điều trị, .
5.4. Nhiễm trùng chảy mủ
Các lỗ rò khi bị rò hậu môn không thể tự khỏi, vậy nên người bệnh không được chủ quan vì gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nếu hiện tượng vùng hậu môn liên tục chảy mủ và kéo dài, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mạnh mẽ hơn. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng của người bệnh.
Bạn đã hiểu bệnh rò hậu môn là thế nào, nguyên nhân gây bệnh và các biến chứng nguy hiểm ra sao. Vậy nên khi phát hiện bản thân có các triệu chứng của bệnh rò hậu môn hãy lập tức đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ hỗ trợ và khám chữa trị kịp thời và đúng cách. Cách để giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra cho sức khỏe là việc chữa bệnh sớm. Chúc bạn sức khỏe!