Ung thư bàng quang là một trong những loại ung thư thường gặp. Bệnh có tỷ lệ sống tốt và dễ điều trị nếu như được chẩn đoán ở giai đoạn đầu.
Bạn đang đọc: Ung thư bàng quang: tỷ lệ sống cao nếu điều trị sớm
Ung thư bàng quang là gì?
Ung thư bàng quang có nguy hiểm không là lo lắng của người bệnh.
Ung thư bàng quang là một trong những loại ung thư phổ biến, thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn là nữ giới. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường ảnh hưởng tới người lớn tuổi.
Ung thư bàng quang thường bắt đầu trong các tế bào nằm bên trong bàng quang – cơ quan rỗng có nhiệm vụ lưu trữ nước tiểu. Tuy nhiên, ung thư cũng có thể xảy ra ở bộ phận khác của hệ thống thoát nước tiểu.
Ung thư bàng quang phát triển khi các tế bào trong bàng quang bắt đầu phát triển bất thường và vượt tầm kiểm soát. Các tế bào này không chết đi nhưng không ngừng sinh sôi, dẫn tới sự hình thành khối u. Tin tốt là khoảng 70% các ca ung thư bàng quang có thể phát hiện sớm, khi cơ hội điều trị còn rất tốt. Tuy nhiên, ung thư có thể tái phát, do vậy sau khi điều trị người bệnh vẫn cần kiểm tra, làm xét nghiệm thường xuyên.
Tìm hiểu thêm: Đẻ mổ xong kiêng những gì? Mẹ cần đặc biệt lưu ý
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư bàng quang.
Các nguyên nhân gây ra ung thư bàng quang bao gồm: hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất, tiếp xúc với bức xạ, v.v.
Triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang:
- Máu trong nước tiểu, nước tiểu có màu đỏ tươi hoặc màu coca. Đôi khi màu sắc nước tiểu không có gì khác nhưng có thể phát hiện ra máu qua khám tiểu tiện bằng vi thể
- Đi tiểu đau
- Đau lưng
- Tiểu thường xuyên
TỶ LỆ SỐNG CAO NẾU NHƯ PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM
>>>>>Xem thêm: Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?
Triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang là các vấn đề về tiểu tiện bao gồm: tiểu thường xuyên, tiểu ra máu, đau khi tiểu, v.v.
Chẩn đoán ung thư có thể là nỗi sợ hãi với bất cứ ai. Tuy nhiên, có nhiều bệnh ung thư có tiên lượng sống rất tốt, cơ hội chữa khỏi bệnh cao hơn các bệnh khác, và ung thư bàng quang là một trong những bệnh ung thư ít nguy hiểm và dễ điều trị. Tỷ lệ sống và tỷ lệ chữa khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:
- Loại và vị trí của bệnh ung thư
- Giai đoạn ung thư
- Sức khoẻ tổng thể của người bệnh
Nói chung, tỷ lệ sống của ung thư bàng quang rất tốt, nhất là khi chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu.
Nếu ung thư chỉ nằm ở lớp lót trong của bàng quang (giai đoạn 0 hoặc ung thư biểu mô tại chỗ), tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 98%.
Nếu ung thư phát triển vượt quá lớp lót bên trong thành bàng quang, nhưng vẫn chỉ ở bàng quang (giai đoạn I), tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 88%.
Những trường hợp ung thư bàng quang đã lan ra ngoài thành bàng quang, hoặc gần các hạch bạch huyết hay các cơ quan gần, tỷ lệ sống sau 5 năm là 63%.
Nếu ung thư lan qua cơ bàng quang vào lớp mô quanh bàng quang và có thể đến các cơ quan lân cận (chẳng hạn như tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc âm đạo ở phụ nữ), nhưng không lan sang các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác (giai đoạn III), tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 46%.
Khi ung thư bàng quang di chuyển ra ngoài bàng quang đến thành vách bụng, hạch bạch huyết, hoặc các bộ phận xa của cơ thể (giai đoạn IV), tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 15%.