Định lượng CEA trong máu không có giá trị tuyệt đối

Định lượng CEA trong máu là một loại kháng nguyên được tìm thấy ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi, tuyến tụy… Tuy nhiên định lượng CEA không có giá trị tuyệt đối, cần phải kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để xác định bệnh.

Bạn đang đọc: Định lượng CEA trong máu không có giá trị tuyệt đối

1. Định lượng CEA trong máu có giá trị gì?

Bình thường, định lượng CEA trong máu là 0 – 5 ng/ml. Ở bệnh nhân ung thư, định lượng CEA tăng cao trên 5 ng/ml tùy theo các phủ tạng khác nhau nhưng thường dao động từ 50 – 70%.

Định lượng CEA trong máu không có giá trị tuyệt đối

Định lượng CEA trong máu giúp chẩn đoán các bệnh như ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi, tuyến tụy…

Tuy nhiên trong một số bệnh lý không phải ung thư, chỉ số CEA trong máu cũng tăng như bệnh lý dạ dày, bệnh phổi, bệnh gan, viêm tuyến vú mạn tính, viêm tụy mạn tính. Ở những người hút thuốc, nồng độ CEA tăng nhưng ít khi vượt quá 10 ng/ml.
Định lượng CEA trong máu được sử dụng để:

  • Theo dõi hiệu quả điều trị, tiên lượng và đánh giá tái phát ung thư đại trực tràng.
  • Định lượng CEA cũng được sử dụng như là chất chỉ điểm ung thư tuyến giáp thể tủy, phổi, tuyến tụy, dạ dày…
  • CEA trong chất dịch có thể giúp xác định xem ung thư đã xâm lấn lam rộng đến 1 khoang nào đó trong cơ thể hay chưa.
  • Xét nghiệm CEA trong máu được khuyến khích thực hiện để tìm dấn ung thư ở những người bệnh khi không có triệu chứng.

2. Khi nào được chỉ định kiểm tra CEA trong máu?

  • Xét nghiệm CEA được chỉ định khi bạn có các triệu chứng nghi ngờ ung thư đại trực tràng hoặc đã được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng.

Tìm hiểu thêm: Tại sao phải xét nghiệm máu? cần lưu ý những gì

Định lượng CEA trong máu không có giá trị tuyệt đối

Khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư đại trực tràng, người bệnh cần làm xét nghiệm CEA

  • Xét nghiệm CEA dịch cơ thể có thể được chỉ định để phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn đến các khong cơ thể.

3. Ý nghĩa của các chỉ số CEA trong máu

  • Độ nhạy của CEA để chẩn đoán ung thư đại trực tràng là 50%, độ đặc hiệu là 90%.
  • Trong ung thư vú chưa di căn, mức độ CEA chỉ tăng ở 10% các trường hợp. Khi kết hợp với CA 15-3, CEA có giá trị trong việc theo dõi và tiên lượng ung thư vú.
  • Trong các ung thư khác như ung thư biểu mô dạ dày, thực quản, tụy, phổi, buồng trứng, tuyến giáp thể tủy… mức độ CEA chỉ tăng khi ung thư tiến triển, tỷ lệ tăng là khoảng 50 – 70% số các trường hợp .
  • Mức độ CEA cũng có thể tăng ở một số bệnh lành tính như viêm phổi, viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng…
  • Khi định lượng CEA giảm sau khi điều trị có nghĩa là các khối u sản xuất CEA đã được cắt bỏ. Chỉ số CEA gia tăng đều đặn có thể chứng to khối u tái phát trở lại.

Định lượng CEA trong máu không có giá trị tuyệt đối

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng ớn lạnh trong người – Tìm hiểu từ A đến Z

Bệnh viện Thu Cúc có trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh

Định lượng CEA trong máu khi được sử dụng để chẩn đoán bệnh ung thư không có giá trị tuyệt đối. Người bệnh cần phải kết hợp với các xét nghiệm, kiểm tra khác để chẩn đoán đúng bệnh.
Bệnh viện Thu Cúc có trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại, hệ thống phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2… cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ giúp thực hiện xét nghiệm nhanh chóng, kết quả chính xác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *