Nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được xác định rõ ràng nhưng có nhiều yếu tố được xác định là làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc lá, viêm bàng quang mạn tính, môi trường làm việc độc hại, tiền sử gia đình có người mắc bệnh…
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang giai đoạn II
Ung thư bàng quang thường bắt đầu từ sự biến đổi bất thường của các tế bào lót mặt trong bàng quang, cơ quan hình cầu nằm ở vùng chậu có nhiệm vụ trữ nước tiểu. Ung thư bàng quang giai đoạn đầu không có triệu chứng điển hình, một số dấu hiệu bệnh dễ gặp ở giai đoạn tiến triển là đau lưng, nhiễm trùng đường tiểu tái phát thường xuyên, đau bụng, nước tiểu có máu…
Ung thư bàng quang có tiên lượng sống rất tốt nếu được phát hiện sớm. Theo đó, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất (giai đoạn 0), bệnh nhân có tới 98% cơ hội sống trong 5 năm. Ở giai đoạn 1, cơ hội sống cho bệnh nhân còn khoảng 88%.
Nguy cơ, nguyên nhân gây ung thư bàng quang
Độ tuổi, giới tính
Ung thư bàng quang có thể gặp ở nhiều độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi trên 55 tuổi, khoảng 9/10 bệnh nhân ung thư bàng quang được phát hiện ở độ tuổi này. Ung thư bàng quang phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
Nhiễm trùng bàng quang mạn tính
Nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang mạn tính tái phát nhiều lần làm lớp lót bàng quang bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy.
Khói thuốc lá
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu giải pháp bọc răng sứ quý kim phục hình thẩm mỹ
Chất độc do khói thuốc sinh ra tích trữ trong nước tiểu ở bàng quang làm tổn thương lớp niêm mạc tại vùng này và làm tăng nguy cơ ung thư
Thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, khói thuốc có chứa tới trên 7 nghìn hóa chất độ hại và gần 70 chất có khả năng gây ung thư. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp 3 lần so với những người bình thường do khói thuốc bị tích tụ quá lâu trong nước tiểu ở bàng quang, gây tổn thương lớp nêm mạc bàng quang. Nguy cơ mắc ung thư bàng quang ở những người hút thuốc lá bị động và trực tiếp là như nhau.
Làm việc trong môi trường hóa chất độc hại
Những người làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người bình thường. Nguy cơ cao ở những ngành công cao su, dệt, in, thuốc nhuộm…
Nước uống nhiễm asen
Bàng quang có chức năng trữ nước tiểu trước khi chúng được đưa ra ngoài cơ thể. Nước uống nhiễm asen có thể làm tích tụ độc tố trong nước tiểu tại bàng quang, phá hủy cấu trúc lớp niêm mạc tại đây và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Nếu có bố mẹ, anh/chị em mắc ung thư bàng quang thì bạn cũng có nguy cơ mắc cao hơn những người khác, đặc biệt là khi phát hiện bệnh sớm ở độ tuổi trước 50 tuổi.
Nguy cơ mắc ung thư bàng quang cũng tăng ở một số người mang hội chứng Lynch – hội chứng ung thư đại trực tràng không polyp di truyền
Dùng thuốc trị liệu trong thời gian dài
>>>>>Xem thêm: Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Biểu hiện, cách điều trị hiệu quả
Một số loại thuốc hóa trị có thể gây kích ứng bàng quang, làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Một số loại thuốc trị liệu ung thư sử dụng trong thời gian dài có khả năng kích ứng bàng quang, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, những bệnh nhân điều trị hóa chất thường được khuyên nên uống nhiều nước để thải chất độc ra khỏi cơ thể, tránh bàng quang bị kích thích.
Hiện này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat, TS. BS See Hui Ti, TS. BS Lim Hong Liang trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh.