Tắc ruột rất nguy hiểm khi có thể dẫn đến nhiễm trùng khoang bụng, thủng ruột,.. Tắc ruột có phải mổ không là băn khoăn chung của rất nhiều người bệnh. Bài viết sau sẽ giải mã câu hỏi trên cũng như giúp bạn có kiến thức để nhận biết sớm, điều trị kịp thời tình trạng này.
Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh tắc ruột và tắc ruột có phải mổ không?
1. Tắc ruột là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc “Tắc ruột có phải mổ không?”, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm tắc ruột. Tắc ruột là tình trạng các chất bên trong ruột ứ đọng lại, không di chuyển. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào của ruột từ ruột non tới ruột già. Tắc ruột không điều trị đúng cách có thể dẫn đến hoại tử tế bào mô ruột hoặc gây nhiễm trùng lan rộng.
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tắc ruột có thể chia thành 2 nhóm chính:
– Tắc ruột cơ học bởi lý do thực thể dẫn đến tắc nghẽn như: dính ruột, xoắn ruột, thoát vị, ung thư đại tràng,…
– Tắc ruột cơ năng do các tổn thương thần kinh và sự suy giảm nhu động ruột. Tình trạng này thường gặp ở người bệnh vừa phẫu thuật
2. Triệu chứng nhận biết tắc ruột
Người bị tắc ruột thường có các dấu hiệu như sau:
– Đau thắt vùng bụng trên, cảm giác như có gì trườn bò trên thành bụng: Khi bị tắc nghẽn ruột, hệ thần kinh sẽ điều khiển sóng nhu động ruột tăng cao để chống lại sự cản trở. Điều này dẫn đến các cơn đau mà người bệnh cảm nhận rõ rệt.
– Đầy hơi, sưng bụng: Áp lực trong lòng ruột dẫn đến ứ trệ tĩnh mạch. Niêm mạc ruột dễ bị phù nề, xung huyết và tạo thành tình trạng sưng chướng vùng bụng.
– Buồn nôn, nôn mửa: Dịch và hơi trong ruột quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến phản xạ trào dịch và nôn của cơ thể. Tuy vậy việc nôn trớ nhiều trong trường hợp tắc ruột không hề có lợi. Bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải, tình trạng thêm sẽ trầm trọng thêm.
– Táo bón hoặc tiêu chảy: Không chỉ gây cảm giác khó chịu ở bụng, tắc ruột còn biểu hiện qua việc rối loạn đại tiện. Người bệnh có thể táo bón hoặc có thể đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần từng ít một
– Mất vị giác, chán ăn. Cơ thể người bệnh chịu nhiều đau đớn, mệt mỏi dẫn đến việc mất hứng thú ăn uống.
Nếu bạn có một trong các triệu chứng kể trên hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế. Đặc biệt với người bệnh vừa trải qua phẫu thuật thì khả năng gặp tình trạng tắc ruột là rất cao. Chậm trễ thăm khám tắc ruột có thể dẫn tới nhiều biến chứng khôn lường.
Tìm hiểu thêm: Đầy bụng sau khi ăn hệ tiêu hóa ngăn chặn
3. Chẩn đoán tắc ruột thế nào?
Khi có biểu hiện nghi ngờ tắc ruột, người bệnh tìm đến các địa chỉ y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng vùng bụng và đặt câu hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải. Bác sĩ sẽ hỏi cả về tiền sử mắc bệnh của bạn, gia đình bạn cũng như những loại thuốc bạn dùng gần đây. Bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để đưa ra kết luận bệnh chính xác nhất.
Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán về tắc ruột bao gồm:
– Chụp X Quang cản quang bơm thuốc barium. Phương pháp này còn có tác dụng điều trị chứng lồng ruột với trẻ em
– Chụp CT giúp xác định vị trí đoạn ruột bất thường
– Siêu âm ổ bụng cho thêm dữ liệu về tình trạng ruột đang tắc nghẽn, phình to hay có bất thường thực thể nào…
4. Tắc ruột có phải mổ không?
Tùy vào tình trạng, nguyên nhân dẫn đến tắc ruột của từng người bệnh mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Mổ tắc ruột (phẫu thuật) là một lựa chọn bên cạnh điều trị bằng thuốc, thuốc xổ, ống thông mũi, điều chỉnh chế độ ăn, truyền dịch cân bằng muối khoáng,…
4.1. Tắc ruột có phải mổ không và mổ khi nào?
“Tắc ruột có phải mổ không?” – Câu trả lời là có nhưng không phải tất cả mọi trường hợp. Mổ tắc ruột thường được sử dụng khi bệnh ở mức độ nặng. Phương pháp này nhằm loại bỏ các tác nhân làm tắc nghẽn ống tiêu hóa, cắt bỏ một phần ruột đã hỏng hoặc chỉnh sửa vị trí tắc nghẽn. Nếu ở giai đoạn nhẹ hơn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng biện pháp không xâm lấn kết hợp với cải thiện chế độ ăn, lối sống.
Cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định mổ tắc ruột trong các trường hợp sau:
– Người bệnh đã sử dụng các cách điều trị không hoặc ít xâm lấn nhưng không phát huy tác dụng. Tình trạng tắc nghẽn ruột không được giải quyết, bác sĩ sẽ chuyển hướng sang phẫu thuật.
– Tắc ruột hoàn toàn, máu không lưu thông được đến vùng bị ảnh hưởng. Nếu không nhanh chóng phẫu thuật, ruột có thể bị chết gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
– Người bệnh gặp biến chứng. Nếu không mổ, ruột bị áp lực cao có thể bị vỡ. Lúc này các chất trong ruột cùng với cả vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong ổ bụng, đe dọa tính mạng người bệnh.
– Bệnh nhân bị tắc ruột non.
>>>>>Xem thêm: Bệnh polyp dạ dày bệnh khó phát hiện và điều trị sớm
4.2. Quy trình mổ tắc ruột
Do có nhiều bệnh và nguyên nhân dẫn đến tắc ruột nên không có một phương án phẫu thuật cố định. Căn cứ vào tình trạng, nguyên do gây bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ linh hoạt trong xử lý. Tuy nhiên quy trình chung khi mổ tắc ruột như sau:
– Đầu tiên người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê toàn thân để không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật tắc ruột. .
– Sau đó bác sĩ sẽ tạo một đường mổ ở bụng để lộ ruột. Bác sĩ tìm đến vị trí bị tắc nghẽn trong ruột để loại bỏ nó.
– Bác sĩ có thể cắt bỏ đoạn ruột bị hư và nối đầu ruột khỏe lại với nhau. Nếu các đầu ruột khỏe không thể kết nối được với nhau, bác sĩ sẽ phẫu thuật tạo hậu môn giả hoặc mở thông ruột hồi.
– Người bệnh cao tuổi hay đang mắc ung thư đại tràng không thể thực hiện phẫu thuật tắc ruột. được. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng phương pháp đặt stent lòng ruột để giúp chúng luôn mở và các chất đi qua thuận tiện hơn.
– Sau mổ tắc ruột, bệnh nhân sẽ hồi phục trong khoảng 1 tuần. Các biến chứng sau mổ có thể gặp phải bao gồm: Tê liệt ruột tạm thời, sẹo hình thành ở bụng, tổn thương bộ phận lân cận,.. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng không đáng kể.
Trên đây là những kiến thức xoay quanh hiện tượng tắc ruột cũng như giải đáp câu hỏi “Tắc ruột có phải mổ không?”. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết chuyên đề Tiêu hóa tiếp theo.