Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa dễ gặp nhất ở nam giới và thứ thứ hai ở nữ giới. Ung thư dạ dày tuy rất nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh hoặc phát hiện sớm.
Bạn đang đọc: Phòng tránh ung thư dạ dày và những điều cần biết
Những điều cần biết để phòng ung thư dạ dày
Dạ dày là ống cơ lớn nằm trong ổ bụng có chức năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn. Ung thư dạ dày thường bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào ở lớp lót thành dạ dày. Tuy không có biện pháp phòng ung thư dạ dày nào là tuyệt đối nhưng chúng ta vẫn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng các cách sau:
Có chế độ ăn uống hợp lý
Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? và những điều cần biết
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mỗi người cần phải chú ý hạn chế ăn các loại thực phẩm thịt hun khói, cá muối, thịt muối… Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý hạn chế ăn các loại đồ ăn sẵn đóng hộp do những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản nitrat, nitrit gây ung thư. Một chế độ ăn hợp lý lành mạnh phải bao gồm đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, các loại rau xanh, hoa quả tươi…
Không hút thuốc lá
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người bình thường. Không hút thuốc lá không chỉ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà còn nhiều bệnh ung thư khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản…
Không uống rượu bia
Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? và những điều cần biết
Để không mắc bệnh ung thư dạ dày, hãy nói không với bia rượu
Khoảng 90% rượu vào cơ thể biến đổi thành chất khác gây độc cho cơ thể. Đặc biệt, rượu vào trong cơ thể biến đổi thành chất acetaldehyde làm tăng hấp thu những chất gây ung thư dạ dày cũng như một số bệnh ung thư khác như ung thư thực quản, ung thư miệng, ung thư vòm họng…
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì và kể cả chỉ béo bụng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Vì vậy, có chế độ duy trì cân nặng hợp lý cũng là cách hạn chế ung thư dạ dày phát triển.
Điều trị dứt điểm các bệnh lý dạ dày
Viêm dạ dày chủ do vi khuẩn HP gây ra. Bệnh không được điều trị dứt điểm có thể gây nên những biến chứng như loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, thúc đầy các tế bào loạn sản phát triển thành ác tính. Vì vậy, điều trị dứt điểm cũng là cách để phòng tránh ung thư dạ dày.
Khám sức khỏe và tầm soát ung thư dạ dày định kì
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày mà chúng ta không thể thay đổi được như yếu tố tuổi tác, giới tính, mang một số gen đột biến, mắc các hội chứng di truyền, nhiễm khuẩn EBV… Vì vậy khám sức khỏe và tầm soát ung thư dạ dày định kì là cách phòng bệnh được đánh giá cao.
Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? và những điều cần biết
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện bệnh ngay khi chúng chưa biến chuyển thành ung thư
Tầm soát ung thư dạ dày bao gồm đầy đủ các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để phát hiện bệnh ngay khi chúng chưa tiến triển thành ung thư. Bước quan trọng trong quá trình khám tầm soát ung thư dạ dày là nội soi dạ dày để quan sát những bất thường bên trong dạ dày. Trường hợp phát hiện có polyp hay nghi ngờ bất thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ đem xét nghiệm giải phẫu bệnh.