Cảnh báo: Gia tăng số ca mắc sởi tại Hà Nội, 1 trẻ tử vong

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cảnh báo hiện nay tại Hà Nội số ca mắc sởi ngày càng gia tăng  và đã ghi nhận được 1 trường hợp tử vong do sởi.

Bạn đang đọc: Cảnh báo: Gia tăng số ca mắc sởi tại Hà Nội, 1 trẻ tử vong

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 230 ca mắc sởi. Riêng tại Hà Nội có 168 ca sốt phát ban dạng sởi, 1 trường hợp tử vong trong tổng số 45 dương tính với sởi được khẳng định.

Cảnh báo: Gia tăng số ca mắc sởi tại Hà Nội, 1 trẻ tử vong

Gia tăng số ca mắc sởi tại Hà Nội

Ngày 3/11, tại hội nghị phòng chống dịch bệnh mùa đông-xuân, PGS Phu cho biết, các ca mắc sởi giảm so với cùng kỳ năm 2017, với 230 ca mắc trong cả nước. Tuy nhiên, các ca bệnh ghi nhận chủ yếu tại miền Bắc và một số tỉnh, thành khu vực phía Nam. Khu vực miền Bắc ghi nhận gần 100 ca mắc sởi, thì số mắc cao nhất tại Hà Nội (45 ca), sau đó là Hải Dương (17 ca), Nghệ An (8 ca)…

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Khi trẻ mắc bệnh sởi, những triệu chứng của bệnh thường tiến triển theo 4 giai đoạn như sau:

Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ này kéo dài trung bình khoảng 10 ngày và gây sốt nhẹ ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?

Cảnh báo: Gia tăng số ca mắc sởi tại Hà Nội, 1 trẻ tử vong

Trẻ bị sởi thường có dấu hiệu sốt

Thời kỳ khởi phát: ,giai đoạn này thường kéo dài từ 3-5 ngày với triệu chứng sốt cao, có thể gây co giật, mệt mỏi, đau cơ và các khớp, nhức đầu, chóng mặt. Đây là giai đoạn dễ lây nhiễm từ người bệnh sang người lành nhất.

Thời kỳ toàn phát còn gọi là thời kỳ phát ban: Đây là thời kỳ bệnh sởi ở trẻ em tiến triển và dễ dàng nhận biết nhất với các vết ban đỏ xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan dần lên má, cổ, ngực, bụng và tay trong vòng 24 giờ đầu. Sang ngày thứ 2 ban đỏ lan xuống lưng, và hai chân. Nốt ban sởi có màu hồng nhạt và biến mất khi ấn tay vào. Trường hợp bệnh nhẹ thì các vết ban mọc thưa hơn, trường hợp bệnh nặng ban đỏ mọc dày, đôi khi kèm theo xuất huyết miệng, xuất huyết tiêu hóa.

Thời kỳ phục hồi: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, các vết ban sởi bay dần và để lại những vết thâm nhỏ trên mặt da, khiến da xanh xao.

Bệnh sởi tuy không quá nguy hiểm, nhưng bệnh lại có thể gây nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mắt,… do vậy khi có dịch mẹ cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe bé yêu để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Làm sao để đối phó với bệnh sởi ở trẻ

Khi bé có dấu hiệu mắc bệnh sởi, mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, kịp thời.

Với bé bị mắc sởi, cha mẹ cần cho bé nằm nghỉ ngơi nơi mát mẻ thoáng khí, giữ gìn vệ sinh cho bé, tắm rửa hàng ngày và vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách.

Cảnh báo: Gia tăng số ca mắc sởi tại Hà Nội, 1 trẻ tử vong

>>>>>Xem thêm: Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao? Nguyên nhân

Tiêm phòng sởi cho bé càng sớm càng tốt

Ngoài ra mẹ cần rửa, nhỏ thuốc mũi hoặc thuốc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dụng, sử dụng khoảng 3, 4 lần/ ngày. Nên cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa, tăng cường ăn trái cây, rau xanh, uống nhiều nước và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần theo dõi quá trình điều trị của bé, nếu phát hiện có tác dụng phụ cần báo ngay bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ cần đưa con đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *