Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý. Nhất là đối với dân văn phòng việc ngồi nhiều là không tránh khỏi. Dưới đây là những giải pháp giúp bạn ngồi nhiều vẫn không lo bị bệnh.
Bạn đang đọc: Giải pháp ngồi nhiều không lo bị bệnh
Tác hại khó lường từ việc ngồi nhiều
Giải pháp ngồi nhiều không lo bị bệnh
Nếu bạn là nhân viên văn phòng, người dùng máy tính hay phải ngồi nhiều trong thời gian dài, bạn nên ngay lập tức tập tại chỗ những bài tập sau:
Xoay ghế: Ngồi ở mép ghế, xoay đầu và thân sang phải, sau đó vòng tay trái qua cơ thể và bám vào thành ghế bên phải. Để tay lên thành ghế và chân cố định trên nền nhà. Giữ 20 giây, làm 3 lần sau đó đổi bên. Phương pháp này giúp bạn đỡ mỏi phần lưng, giảm đau tại một số bộ phận.
Co chân: Đứng lên, có thể lấy bàn làm việc làm điểm tựa, nâng gót chân trái lên sát mông, dùng tay trái giữ phần đầu chân và kéo căng, lúc này bạn sẽ có cảm giác căng cơ chân. Giữ 20 giây, làm 3 lần và đổi chân. Biện pháp này có tác dụng làm giảm mỏi cơ chân, giảm nguy cơ tổn thương đầu gối và lưng dưới.
Căng ngực: Ngồi thẳng, đưa tay sang hai bên, ngón cái hướng lên trần nhà, kéo hai cánh tay ra sau sao cho ngực căng hết cỡ, giữ 20 giây và lặp lại 3 lần. Biện pháp này giúp các cơ từ ngực, cánh tay tới bả vai đỡ mệt mỏi hơn.
Tìm hiểu thêm: Đau bụng cuộn từng cơn là bệnh gì?
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm giàu acid folic măng tây, dưa vàng
Bài tập căng người, căng chân khi ngồi giúp giảm mỏi, cải thiện cơ chân, dây chằng
Ngồi căng người: Ngồi trên mép ghế, duỗi 1 chân ra phía trước, bàn chân hướng lên trên, gót chân chạm đất. Tiếp đó, từ từ đẩy cơ thể về phía trước, mắt nhìn thẳng. Giữ tư thế 20 giây, làm 3 lần, sau đó đổi chân. Biện pháp này giúp cải thiện cơ chân, dây chằng, tránh bị co thắt do quá mệt mỏi.
Đẩy tường: Đứng thẳng, hướng mặt vào tường, chân dang rộng bằng vai, đặt hai tay lên tường. Tiếp đó, lùi 1 bước, giữ lưng và cổ thẳng, mắt nhìn vào tường. Tiếp theo, bạn từ từ hạ thấp cơ thể tương tự như tập chống đẩy. Bạn phải cảm giác được cơ tay và cơ ngực đều “làm việc”, tức là có sự căng cơ. Áp dụng phương pháp này thường xuyên, bạn sẽ giảm căng thẳng mệt mỏi hiệu quả
Lưu ý: Điều quan trọng là bạn cần ngồi làm việc đúng tư thế: Ngồi thoải mái, đặt cẳng tay lên bàn sao cho khuỷu tay vuông góc 90 độ, thư giãn vai. Điều này sẽ giúp bạn giữ cổ, lưng và các khớp khỏe mạnh.