Cắt trĩ xong đi ngoài ra máu là vấn đề mà nhiều người bệnh gặp phải. Vậy tình trạng này có nguy hiểm đến sức khỏe không và nên xử trí như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Cắt trĩ xong đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
1. Trả lời cắt trĩ xong đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị ngoại khoa tối ưu nhất cho các trường hợp trĩ nặng, trĩ độ 3, 4, khi các phương pháp điều trị nội khoa khác đã áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, mổ cắt trĩ cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nhất định, trong đó có đi ngoài ra máu.
Đi ngoài ra máu sau cắt trĩ có nguy hiểm không phụ thuộc vào số lượng máu ra mỗi lần và thời gian bị chảy máu. Vì nếu người bệnh chỉ chảy một lượng ít máu vào những ngày đầu sau khi cắt trĩ thì đó là hiện tượng bình thường nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu máu vẫn ra nhiều liên tiếp những ngày sau đó và không có xu hướng giảm thì đây là vấn đề đáng lo ngại. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ ngay để được để được khắc phục sớm nhất.
– Đi ngoài ra máu sau khi cắt trĩ khiến người bệnh luôn cảm thấy phần hậu môn ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Thậm chí, một số người vì mất nhiều máu có thể cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, cơ thể xanh xao.
– Nếu tình trạng chảy máu nếu không được kiểm soát kịp thời còn dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Hậu môn bị nhiễm trùng còn dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm khác, trong đó có nguy cơ tái phát bệnh trĩ trở lại. Thậm chí, một số trường hợp có thể bị hoại tử hậu môn, lắp hậu môn giả và đe dọa tính mạng.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra máu sau khi cắt trĩ xong
2.1 Do điều trị chưa triệt để
Phẫu thuật cắt trĩ tuy không phải là phẫu thuật phức tạp, khó thực hiện nhưng đòi hỏi phải thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, có chất lượng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao. Nếu vì muốn tiết kiệm mà người bệnh đến cơ sở kém chất lượng thì nguy cơ xảy ra các biến chứng và nhất là đi ngoài ra máu là rất cao. Nguyên nhân là do búi trĩ chưa được cắt triệt để gây cản trở quá trình đại tiện cùng với việc vết mổ còn mới dẫn đến việc chảy máu sau khi đi ngoài.
1.2 Do các bệnh mạn tính
Ngoài bệnh trĩ, nếu người bệnh còn mắc thêm một són bệnh mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, xơ gan, suy tim,… thì tình trạng chảy máu sau khi đại tiện rất dễ xảy ra do cơ chế đông máu đã bị rối loạn hoặc gây ra cản trở hệ thống tĩnh mạch hậu môn. Do đó, khi phải chịu áp lực cao lúc đi ngoài sẽ rất dễ bị chảy máu.
1.3 Do táo bón
Khi vừa phẫu thuật xong, lớp niêm mạc và da ở hậu môn chưa lành nên rất dễ bị tổn thương khi phải chịu bất kỳ một áp lực nào. Khi người bệnh bị táo bón, thì nguy cơ chảy máu sẽ cao hơn do hậu môn chịu áp lực lớn khi người bệnh dùng sức rặn. Hơn nữa, khi đó, phân cọ xát với vết mổ, nếu không vệ sinh kỹ sẽ rất dễ gây nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng đau rát ngực ở bệnh trào ngược và cách cải thiện
1.4 Do bệnh trĩ tái phát
Cho dù mới được phẫu thuật thì búi trĩ mới vẫn có khả năng hình thành và tái phát lại rất cao. Nguyên nhân có thể do việc điều trị tại cơ sở y tế không tốt hoặc người bệnh sau khi phẫu thuật không thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh. Đi ngoài ra máu là một triệu chứng thường gặp của người bệnh trĩ.
1.5 Do vận động mạnh sau khi phẫu thuật
Đối với người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị là mổ hở, nghĩa là bác sĩ phải khâu lại vết mổ sau phẫu thuật thì cần hạn chế vận động mạnh. Bởi vì có thể ảnh hưởng đến vết thương làm bung chỉ và gây chảy máu.
3. Cắt trĩ xong đi ngoài ra máu cần xử lý như thế nào?
Tình trạng chảy máu khi đi vệ sinh sau cắt trĩ không chỉ làm chậm quá trình phục hồi mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng hơn. Do đó, khi gặp tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
3.1 Chế độ sinh hoạt
– Vệ sinh hậu môn thường xuyên, đúng cách: Người bệnh nên vệ sinh bằng nước muối ấm hoặc các loại nước lá có tác dụng sát khuẩn như chè xanh, diếp cá, trầu không,…
– Không ngồi lâu một chỗ và tránh làm việc nặng sau khi cắt trĩ. Người bệnh nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi và làm việc điều độ, khoa học để tránh gây áp lực cho cơ hậu môn.
– Kết hợp chế độ luyện tập tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản như đi bộ, không nên chơi các môn thể thao nặng, đòi hỏi sức bền như bóng đá, chạy bộ đường dài vì có thể gây ảnh hưởng đến vết mổ.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn điều trị loét dạ dày tá tràng hiệu quả
3.2. Chế độ dinh dưỡng
Người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống để tránh tình trạng táo bón, bằng cách;
– Uống nhiều nước mỗi ngày (2-2,5 lít) và tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây giúp làm mềm phân đồng thường bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác vì sẽ khiến vết mổ lâu lành đồng thời gây đau rát hậu môn khi đi vệ sinh.
3.3. Đi khám bác sĩ
Sau khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt mà tình trạng đi ngoài ra máu vẫn không thuyên giảm thì cần đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn cách xử trí tình trạng này.
Như vậy, cắt trĩ xong đi ngoài ra máu là một tình trạng khá phổ biến sau khi điều trị. Để hạn chế nguy cơ này, người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn thực hiện tại cơ sở chuyên khoa uy tín và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng.