Nhiễm độc thai nghén là nỗi lo lắng và ám ảnh của tất cả các bà bầu. Những ai dễ bị nhiễm độc thai nghén là vấn đề được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Dưới đây là những bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén.
Nhiễm độc thai nghén là chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén của người phụ nữ. Nhiễm độc thai nghén sẽ hết khi thai kỳ kết thúc. Nhiễm độc thai nghén nếu không được phát hiện và xử trí sớm có thể gây tiền sản giật, sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Những thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh thường bị ngạt khi đẻ.
Bạn đang đọc: Những bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén
1. Sự nguy hiểm của nhiễm độc thai nghén
Hiện tượng nhiễm độc thai nghén có thể xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Ở 3 tháng đầu, thai phụ bị nhiễm độc thai nghén có biểu hiện nghén nặng. Ở 3 tháng cuối, thai phụ bị phù chân hoặc phù toàn thân, huyết áp cao, protein niệu…
Cho đến thời điểm này, nhiễm độc thai nghén vẫn chưa rõ nguyên nhân, song theo các bác sĩ, có một số yếu tố dễ dẫn đến trường hợp này, đó là:
Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu ở nam giới uống thuốc gì?
- Phụ nữ sinh con lần đầu.
- Thai phụ thừa cân, béo phì.
- Thai phụ có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường.
- Hay xảy ra vào mùa đông và thời điểm giao mùa.
- Thai phụ làm việc quá sức và mệt mỏi dễ bị nhiễm độc thai nghén.
- Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ không hợp lý…
Nhiễm độc thai nghén rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử trí điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể gây tiền sản giật và sản giật đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con. Người mẹ bị nhiễm độc thai nghén, con sinh ra rất dễ bị ngạt, có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường, béo phì… Sản giật nếu không được xử trí kịp thời, thai phụ có thể bị suy tim, phù phổi, chảy máu não thậm chí tử vong.
>>>>>Xem thêm: Bị ê bụng khi mang thai
2. Những bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén
Những bà bầu có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén là:
- Những người bị tăng huyết áp hoặc bị bệnh thận trước khi mang thai.
- Những bà mẹ mang thai lần đầu.
- Thanh thiếu niên (dưới 18 tuổi)
- Những người trên 40 tuổi.
- Những người mang thai đôi.
- Những người trước đây đã chậm phát triển trong tử cung.
- Người bị bệnh béo phì.
- Bà bầu bị cao huyết áp.
3. Làm gì để hạn chế nhiễm độc thai nghén?
- Khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm những bất thường trong quá trình mang thai. Khi thấy có những hiện tượng bất thường (phù không đỡ khi nghỉ ngơi…) cần đi khám càng nhanh càng tốt.
- Hạn chế muối.
- Lượng nước uống hàng ngày rút xuống so với bình thường không quá 1l.
- Nằm nghiêng về bên trái để tránh tử cung đè vào cuống thận.
- Dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.