Tăng hồng cầu trong máu có thể gây tắc nghẽn máu, người bệnh có thể bị đột quỵ, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Để hiểu hơn về nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng này, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây:
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và triệu chứng tăng hồng cầu trong máu
1. Tăng hồng cầu trong máu là gì?
Đối với người trưởng thành, lượng hồng cầu bình thường dao động từ 0.7- 5,2 triệu tế bào/mcL máu đối với nam giới và 0,5- 4,6 triệu tế bào/mcL máu đối với phụ nữ. Ở trẻ em, ngưỡng hồng cầu được cho là cao còn dựa vào yếu tố tuổi và giới tính.
Tăng hồng cầu trong máu là tình trạng tăng số lượng các tế bào vận chuyển oxy trong máu, tủy xương hoạt động quá mạnh.
-
Tăng hồng cầu là tình trạng có quá nhiều hồng cầu khiến máu tăng độ quánh, cô đặc dễ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.
2. Tăng hồng cầu trong máu có biểu hiện gì?
Tình trạng này thường gặp nhiều ở những người béo phì, tăng huyết áp, người mắc bệnh động mạch vành…
Người bệnh thường có những biểu hiện như:
– Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, đau viêm các dây thần kinh.
– Mặt, môi, cổ da thường đỏ hoặc xanh tím, đặc biệt là khi trời lạnh.
– Lách to, cứng nhẵn. Nghẽn mạch, tăng áp lực tâm thu và phì đại tim, gan to.
Tìm hiểu thêm: Cô gái suýt chết vì nặn mụn nhiễm trùng gây viêm tấy vùng mặt
Người mắc bệnh tăng hồng cầu thường nhức đầu, chóng mặt, đau bụng,..
3. Các nguyên nhân dẫn đến tăng hồng cầu
Lượng hồng cầu tăng cao có thể do nhiều nguyên nhân gây nên:
3.1. Nồng độ oxy thấp
Nồng độ oxy trong máu thấp khiến cơ thể buộc phải gia tăng sản xuất hồng cầu, tình trạng này thường gặp ở người mắc bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh bẩm sinh làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, độ cao, chứng ngưng thở lúc ngủ, hút thuốc.
3.2. Một số loại thuốc kích thích khả năng sản sinh ra tế bào hồng cầu
Đó là các thuốc: Anabolic steroids (một dạng tổng hợp của testosteron), thuốc kích thích tạo hồng cầu (erythropoietin), Doping (thường được dùng trong thi đấu thể thao),…
>>>>>Xem thêm: Lưu ý sau cắt túi mật Một vài lưu ý sau cắt túi mật
Bạn cần liệt kê cho bác sĩ về các loại thuốc mình sử dụng để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ hồng cầu
3.3. Bệnh thận
Thận có thể sản xuất ra nhiều erythropoietin – hoóc-môn thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu) sau khi thực hiện phẫu thuật thận hoặc do ung thư thận. Điều này trực tiếp kích thích sản xuất tế bào hồng cầu.
3.4. Tăng nồng độ tế bào hồng cầu
Nếu thành phần huyết tương giảm, số lượng tế bào hồng cầu sẽ tăng lên. Đặc biệt là với tình trạng mất nước.
Trên đây là nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến hiện tượng tăng hồng cầu trong máu. Nếu có một trong các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn hãy tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời!