Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi khiến việc ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa rõ căn bệnh này là gì? Có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con trẻ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Bạn đang đọc: Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nguyên nhân, dấu hiệu
1. Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ dưới 2 tuổi. Nó không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Khi đến 12 tháng tuổi, bệnh sẽ dần biến mất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ, nhưng có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu là:
1.1 Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do sinh lý
Những nguyên nhân do sinh lý bắt nguồn từ những yếu tố như:
– Cơ vòng thực quản chưa phát triển toàn diện. Cơ vòng thực quản là nơi đảm nhiệm chức năng đóng mở thu nạp thức ăn, đồng thời làm lá chắn cản trở acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Vậy nên ở trẻ khi cơ vòng chưa phát triển toàn diện dẫn đến nguy cơ trào ngược dạ dày.
– Hệ tiêu hóa chưa ổn định. Ở trẻ 2 tuổi thường xuất hiện tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa bất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho acid trào ngược lên thực quản.
– Vận động vừa ăn xong. Ở trẻ tính cách thường năng động và thích hoạt động ngay cả lúc mới ăn xong. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó mất khả năng kiểm soát acid. Khi ăn xong cần ít nhất 30 phút đến 1 tiếng nghỉ ngơi để tiêu hóa.
– Trẻ nằm khi uống sữa. Khi nằm uống sữa trẻ rất dễ nôn. Vì khi nằm cơ hoành cũng ngang với dạ dày, dẫn tới khi uống sữa rất dễ trào ngược ra ngoài.
– Chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Khi cho trẻ dùng các thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, thực phẩm không đảm bảo… cũng sẽ làm tăng cao nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ.
1.2. Trào ngược dạ dày ở trẻ do bệnh lý
Bên cạnh các nguyên nhân nhóm sinh lý, thì các yếu tố bệnh lý gây ra các triệu chứng bệnh:
– Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi trẻ mắc chứng bệnh này sẽ bị tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc cơ quan tá tràng.
– Thoát vị cơ hoành: Một số trường hợp bị dị tật bẩm sinh do các cơ quan ở ổ bụng “trồi” lên lồng ngực. Từ đó thông qua các lỗ khuyết, thường ở lỗ sau dẫn tới trào ngược dạ dày.
– Sa dạ dày: Đáy dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn so với cấu tạo bình thường. Nên sẽ tạo sự khó khăn trong hoạt động hệ tiêu hóa.
2. Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ
Trẻ lên 2 tuổi vẫn còn tình trạng bị nôn trớ sau khi ăn thì vẫn là bình thường. Tuy nhiên, nếu việc nôn trớ đi kèm với các biểu hiện khác thì cần nghi ngờ ngay đến việc trẻ bị trào ngược dạ dày. Một số triệu chứng biểu hiện để nhận biết bệnh như
– Trẻ thường xuyên nôn ói sữa và thức ăn ra nhiều kèm ợ hơi và nấc cụt
– Thường xuyên khó chịu, quấy khóc, nhất là vào ban đêm, ngủ không sâu giấc
– Lười ăn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng
– Thở khò khè, khàn giọng, ho kéo dài và đau bụng
Khi thấy trẻ có các triệu chứng này cần đưa trẻ khám để bác sĩ sớm nhất. Để tìm ra nguyên nhân và kịp thời can thiệp đúng cách và khoa học, hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Các hiện tượng của bệnh đại tràng cần ghi nhớ
3. Hậu quả của bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi
Bệnh này không phải là căn bệnh nguy hiểm và nghiệm trọng tuy nhiên nó vẫn ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của trẻ. Cụ thể là tình trạng nôn mửa, kén ăn,.. dẫn đến tình trạng chậm phát triển và suy dinh dưỡng.
Một số trường hợp trẻ có biểu hiện ho, đồng thời lượng acid và thức ăn trào ngược sẽ có nguy cơ dẫn tới bệnh hen suyễn và các bệnh hô hấp khác. Ngoài ra khi các triệu chứng trào ngược dạ dày kéo dài sẽ có thể dẫn tới các tình trạng nghiêm trọng hơn, điển hình như:
– Thần kinh của trẻ bị rối loạn
– Thực quản bị viêm, xuất huyết
– Thiếu hồng cầu và máu dẫn đến xuất hiện các vết loét chảy máu
– Thực quản bị thu hẹp, nóng rát, sưng đỏ và xuất hiện các khối polyp
– Ăn uống khó khăn vì thực quản xuất hiện các mô sẹo
4. Nên làm gì khi trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày?
Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày hãy đưa trẻ đi khám sớm nhất để có những lời khuyên và chuẩn đoán chính xác. Không nên quá lo lắng và bình tĩnh điều trị cho trẻ. Một số điều nên làm khi trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày:
4.1. Các liệu pháp tự nhiên giúp hạn chế trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi
– Sữa chua: Cho trẻ ăn sữa chua vừa đủ để cải thiện hoạt động tiêu hóa. Trong sữa chua chứa nhiều probiotic có công dụng rất tốt cho dạ dày và đường ruột. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về lượng sữa chua bổ sung hàng ngày cho trẻ.
– Trà gừng ấm: Gừng có công dụng điều hòa hoat động các cơ và giúp giảm nguy cơ axit trào ngược. Nên pha trà gừng ấm để trẻ uống mỗi ngày. Có thể kết hợp với một ít mật ong, khi pha trà gừng.
– Nghệ vàng: Trong nghệ vàng có chứa Curcumin, tác dụng chủ yếu là chống viêm và kháng khuẩn. Nên pha nửa muỗng cà phê mật ong cùng với nửa muỗng cà phê tinh bột nghệ cho trẻ uống theo lịch hợp lý.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng đau đại tràng và hệ lụy của đau đại tràng
4.2. Gối chống trào ngược
Trào ngược dạ dày thường xảy ra vào ban đêm, khi trẻ nằm ngủ axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Vậy nên sử dụng một chiếc gối chống trào ngược cho trẻ khi ngủ. Nó có khả năng giúp vùng thực quản và cổ họng có vị trí cao hơn dạ dày nên có thể giảm được nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
Nên chọn các sản phẩm có độ nghiêng từ 15 đến 20 độ cho trẻ nhỏ. Ngoài ra cần để tâm đến chất lượng để mang đến cho trẻ giấc ngủ ngon.
4.3. Massage vùng bụng
Massage và xoa bóp mục đích chính là để cơ hoành được kéo giãn ra. Điều này giúp cải thiện hoạt động của dạ dày trở nên tốt hơn. Đồng thời nó còn giúp chức năng đóng mở của cơ hoành thực quản được cải thiện hơn.
Khi masage bạn có thể sử dụng thêm một ít dầu dừa hoặc dầu oliu, sau đó tiến hành massage theo hình tròn, lực nhẹ vừa đủ, khéo dài khoảng 5-10p. Đặc biệt không nên thực hiện khi trẻ vừa uống sữa, vừa ăn xong.
4.4. Giữ một độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh
Giữ một chế độ ăn uống khoa học cho trẻ ảnh hưởng rất lớn hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Vậy nên cần đặc biệt lưu ý những điều dưới đây:
– Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, quá no trong một bữa ăn
– Hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm dầu mỡ, chất béo cao.
– Các loại nước uống như socola, nước sốt cà chua, quýt,… cũng cần nên tránh.
– Khi trẻ bị nôn trớ khi ăn thì hãy ngừng ăn vài phút. Súc miệng cho trẻ và để ổn định mới ăn tiếp
– Giữ trẻ được nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh khi vừa ăn xong
– Kê gối cao cho trẻ khi ngủ. Cho trẻ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Lưu ý: Những phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ trẻ giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Để điều trị bệnh hiệu quả bạn cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cái nhìn chi tiết cho bậc phụ huynh về chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Đồng thời đã nắm rõ được những nguyên nhân, hậu quả, biểu hiện, và những điều nên làm để chữa trị hiệu quả bệnh cho trẻ.