Các vấn đề liên quan đến tắc ruột non và tắc ruột già

Tắc ruột là sự tắc nghẽn khiến thức ăn hoặc chất lỏng không thể đi qua ruột non (tắc ruột non) hoặc ruột già (tắc ruột già). Nguyên nhân gây tắc ruột có thể bao gồm các dải mô xơ trong bụng hình thành sau khi phẫu thuật, viêm ruột, viêm túi thừa, thoát vị và ung thư ruột kết. Nếu không điều trị, tắc ruột có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự chăm sóc y tế kịp thời, tắc ruột thông thường có thể được điều trị thành công.

Bạn đang đọc: Các vấn đề liên quan đến tắc ruột non và tắc ruột già

1. Tắc ruột là gì?

Tắc ruột là tình trạng tắc nghẽn, ngăn cản các chất trong ruột đi qua đường tiêu hóa một cách bình thường. Vấn đề gây ra tắc nghẽn có thể ở bên trong hoặc bên ngoài ruột:

– Bên trong ruột: một khối u hoặc khối sưng có thể lấp đầy và chặn đường đi bên trong của ruột.

– Bên ngoài ruột, có thể cơ quan hoặc vùng mô lân cận chèn ép, nén hoặc xoắn một đoạn ruột.

Tắc ruột có thể xảy ra ở ruột non hoặc đại tràng (ruột già hoặc ruột kết). Tắc ruột cũng có thể tắc toàn bộ hoặc một phần.

Các vấn đề liên quan đến tắc ruột non và tắc ruột già

Tắc ruột có thể xảy ra ở ruột non hoặc đại tràng; có thể tắc toàn bộ hoặc một phần

2. Nguyên nhân phổ biến gây tắc ruột non

2.1. Dính ruột là một nguyên nhân gây tắc ruột non

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh. Dính ruột có thể là do sự lành lại của các cơ quan sau phẫu thuật hoặc sau nhiễm trùng. Phẫu thuật phụ khoa và phẫu thuật ruột thừa hoặc đại tràng có nhiều nguy cơ dẫn đến dính.

Giai đoạn đầu khi mới hình thành dính ruột người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Do chuyển động của ruột, những tập hợp mô sẹo này sẽ bị kéo căng thành những sợi dây chằng chịt hoặc dạng dải theo thời gian. Vùng dính có thể gây tắc nghẽn ruột nếu bị kéo thành hình dải co thắt. Chúng cũng có thể liên kết với các vòng ruột lân cận, sau đó thắt chặt lại, kéo ruột vào một cấu trúc bất thường làm hạn chế dòng chảy của các chất trong ruột.

2.2. Thoát vị

Nếu có sự suy yếu về cấu trúc của các cơ và sợi nằm ở thành bụng, một phần ruột non có thể nhô ra qua khu vực bị suy yếu này. Khi đó, nó xuất hiện như một cục u dưới da và được gọi là thoát vị. Đoạn ruột non bị thoát vị có thể bị tắc nghẽn nếu nó bị mắc kẹt hoặc bị chèn ép. Điểm tắc nghẽn thưởng ở điểm mà nó chọc qua thành bụng.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ruột bị chèn ép cũng có thể “bóp nghẹt” khiến nguồn cung cấp máu bị cắt. Thông thường, thoát vị xuất hiện dưới dạng các cục u gần rốn (thoát vị rốn). Nếu nó giữa rốn và xương ức thì gọi là thoát vị bụng.

2.3. Các khối u

Các khối u ung thư có thể chèn từ bên ngoài ruột và chèn ép ruột hẹp lại; hoặc phát triển trong thành ruột và từ từ chặn đường đi bên trong ruột. Ung thư chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tất cả các nguyên nhân gây tắc ở ruột. Trong hầu hết các trường hợp, khối u không bắt đầu trong ruột. Thông thường hơn, nó là một bệnh ung thư đã lan rộng (di căn) đến ruột non từ một vị trí khác. Các cơ quan khác có thể là trong đại tràng, cơ quan sinh dục nữ, vú, phổi hoặc da.

Tìm hiểu thêm: Viêm ruột thừa nên ăn gì? nhanh chóng phục hồi

Các vấn đề liên quan đến tắc ruột non và tắc ruột già

Các khối u ung thư có thể gây tắc ruột non

3. Nguyên nhân phổ biến gây tắc ruột già (đại tràng)

3.1. Ung thư đại trực tràng

Khoảng một nửa số tắc nghẽn ở ruột già là do ung thư đại trực tràng. Ung thư đại tràng hoặc trực tràng không được chẩn đoán kịp thời có thể gây hẹp dần đường đi bên trong của ruột già. Thông thường bệnh nhân bị táo bón ngắt quãng trong một thời gian trước khi ruột bị tắc nghẽn.

3.2. Xoắn ruột

Xoắn ruột là tình trạng xoắn bất thường một đoạn ruột xung quanh nó. Chuyển động xoắn này thường tạo ra một vòng ruột khép kín dẫn đến tắc ruột.

3.3. Bệnh túi thừa

Trong đại tràng, túi thừa là những túi nhỏ, hình quả bóng nhô ra khỏi thành ruột. Nếu túi thừa bị nhiễm trùng thì được gọi là viêm túi thừa. Trong quá trình lành vết thương do nhiễm trùng, sẹo có thể hình thành trên thành ruột. Một vết sẹo bao quanh đại tràng được gọi là sẹo đại tràng. Theo thời gian nó có thể làm hẹp dần ruột, cuối cùng gây tắc đại tràng.

4. Triệu chứng

4.1. Triệu chứng của tắc ruột non

Các triệu chứng của bệnh lý tắc ruột này có thể kể đến như:

– Đau bụng do co thắt: Đau thường đến từng đợt dữ dội, dồn dập cách nhau từ 5 đến 15 phút. Đôi khi tập trung vào rốn hoặc giữa rốn và lồng ngực. Đau liên tục có thể là triệu chứng của tình trạng thắt nghẹt ruột.

– Buồn nôn và nôn ói.

– Không có khí đi qua trực tràng (không trung tiện được).

– Bụng chướng, đôi khi có cảm giác đau bụng

– Mạch nhanh và thở nhanh trong các đợt co thắt.

4.2. Triệu chứng của tắc ruột già

Các triệu chứng của tắc ruột già có thể bao gồm:

– Bụng đầy hơi.

– Đau bụng: Đau có thể mơ hồ và nhẹ; hoặc đau nhói và dữ dội, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn.

– Táo bón tại thời điểm tắc nghẽn. Có thể xuất hiện táo bón từng đợt trong vài tháng trước đó.

– Nếu một khối u đại tràng là nguyên nhân của vấn đề, bệnh nhân có thể có tiền sử chảy máu trực tràng. Triệu chứng cụ thể chẳng hạn như các vệt máu trên phân.

– Tiêu chảy do phân lỏng rò rỉ xung quanh một phần tắc nghẽn.

5. Chẩn đoán

Để chẩn đoán tắc ruột, bác sĩ sẽ cần sờ và nghe bụng cũng như quan sát bên trong trực tràng. Sự tắc nghẽn trong ruột được xác nhận bằng chụp X-quang bụng của bạn. Kết quả cho thấy chất lỏng trong ruột phía trên khu vực bị tắc nghẽn, nhưng không có khí bên dưới chỗ tắc nghẽn. Các xét nghiệm máu phải được thực hiện để kiểm tra tình trạng mất nước hoặc mất chất điện giải (chẳng hạn như natri và kali) nếu bạn có triệu chứng nôn mửa.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị tắc ruột già, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng. Nếu tắc nghẽn là do khối u, việc đưa dụng cụ này vào ruột không chỉ xác nhận chẩn đoán mà còn tháo xoắn ruột và giải phóng tắc nghẽn.

Có thể không biết được nguyên nhân gây tắc ruột trừ khi phẫu thuật. Phẫu thuật cho phép bác sĩ xem xét ruột của bạn và mô sẹo nếu bạn có dính.

Các triệu chứng của tắc ruột non và tắc ruột già thường trở nên nghiêm trọng trong khoảng thời gian vài giờ. Tuy nhiên, tắc ruột già do ung thư đại trực tràng hoặc bệnh túi thừa có thể tiến triển chậm hơn. Một số bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ trong vài tuần hoặc vài tháng trước khi gặp bác sĩ. Sau khi chẩn đoán được thực hiện, cần phải nằm viện và có thể kéo dài vài ngày. Với việc điều trị thành công, tắc nghẽn được thuyên giảm.

6. Phòng ngừa

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc một số dạng tắc nghẽn ruột bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Ví dụ:

Để giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, hãy ăn một chế độ ăn cân bằng. Mỗi người cần ít chất béo với nhiều rau và trái cây, không hút thuốc. Hãy chủ động khám bác sĩ để kiểm tra ung thư đại trực tràng mỗi năm một lần sau 50 tuổi.

Để giúp ngăn ngừa thoát vị, hãy tránh nâng vật nặng. Việc nâng vật nặng làm tăng áp lực bên trong bụng và có thể buộc một phần ruột nhô ra qua vùng dễ bị tổn thương của thành bụng. Nếu bạn phát triển một khối u bất thường dưới da bụng, đặc biệt là gần háng hoặc gần vết sẹo phẫu thuật, hãy liên hệ với bác sĩ.

Không có cách nào được chứng minh ngăn ngừa được tắc nghẽn do bệnh túi thừa. Nhưng một số bác sĩ tin rằng những người bị bệnh túi thừa nên tuân theo chế độ ăn nhiều chất xơ và tránh các loại thực phẩm có thể bị mắc kẹt trong túi thừa, chẳng hạn như xơ mít, măng và bỏng ngô.

Các vấn đề liên quan đến tắc ruột non và tắc ruột già

>>>>>Xem thêm: Loét trực tràng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng của tắc ruột non có thể bao gồm: đau bụng, buồn nôn, nôn, bí trung – đại tiện,…

7. Thái độ xử trí

7.1. Xử trí ban đầu

Nếu bị tắc ruột, bạn sẽ được điều trị trong bệnh viện. Một ống thông mũi dạ dày linh hoạt, được bôi trơn có thể được đưa qua mũi vào dạ dày của bạn. Mục đích để giúp loại bỏ khí dư thừa từ dạ dày và ruột. Vì bạn sẽ không được phép ăn hoặc uống nên có thể bạn sẽ được truyền chất lỏng qua đường tĩnh mạch.

Tình trạng tắc nghẽn một phần của ruột non thường cải thiện trong vòng vài ngày. Khi đó, ống thông dạ dày có thể được rút ra. Tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn uống từng ngụm chất lỏng. Nếu bạn dung nạp được điều này, bạn sẽ được thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ chất lỏng trong một ngày hoặc hơn. Sau đó thực đơn sẽ gồm các loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa.

7.2. Đối với tắc ruột hoàn toàn

Tắc ruột hoàn toàn thường cần phẫu thuật. Phẫu thuật để điều chỉnh hoặc loại bỏ nguyên nhân gây tắc nghẽn (khối u, dính, thắt), sửa chữa thoát vị hoặc cố định đoạn ruột có nguy cơ tái phát. Trong phẫu thuật này, một đoạn ruột bị tổn thương hoặc bị thắt nghẹt cũng có thể được cắt bỏ.

Đôi khi, bác sĩ và bạn nên áp dụng phương pháp “theo dõi” nếu bạn khỏi bệnh sau một hoặc hai đợt tắc ruột mà không cần phẫu thuật. Cuối cùng bạn có thể yêu cầu phẫu thuật để điều trị nguyên nhân gây tắc nghẽn. Hoặc để ngăn chặn các đợt tái phát trong tương lai, nhưng không phải ai cũng cần phẫu thuật.

Tiên lượng ở mỗi bệnh nhân có tắc ruột non và tắc ruột già là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc ruột, tuổi, bệnh mắc kèm theo (đặc biệt là các vấn đề về tim, phổi hoặc thận) và thời gian điều trị của bạn. Tắc nghẽn không liên quan đến ung thư thường có tiên lượng tốt, đặc biệt là ở những người khỏe mạnh. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của tắc ruột.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *