Thoát vị bẹn triệu chứng là một bệnh lý ngoại tiêu hóa thường gặp với những biểu hiện đặc trưng là nặng một bên vùng bẹn kèm theo hiện tượng sốt, viêm, đau… Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh nên cần được phát hiện, điều trị càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Thoát vị bẹn và 2 nhóm triệu chứng người bệnh cần biết
1. Bệnh lý thoát vị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn.. Thoát vị bẹn bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng 80% trong tổng số các ca bệnh thoát vị. Trong đó, tỷ lệ nam giới bị thoát vị bẹn gấp 7-8 lần nữ giới. Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở một bên hoặc cả 2 bên bẹn gây cảm giác đau đớn ở người bệnh, đặc biệt là khi ho, khi cúi xuống hoặc khi mang vác vật nặng.
Thoát vị bẹn có 2 dạng thường gặp:
– Thoát vị gián tiếp: đây là dạng thoát vị bẩm sinh do ống phúc tinh mạc.
– Thoát bị bẹn trực tiếp: được hình thành dần theo thời gian do yếu gân cơ thành bụng. Tạng và mỡ thừa đi qua điểm yếu ở thành bẹn, thường xảy ra ở người làm việc gắng sức, ho kéo dài, táo bón kéo dài, tiểu khó…
Thoát vị bẹn không nguy hiểm nhưng có thể phát triển thành các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị.
2. Thoát vị bẹn triệu chứng
Người bệnh có thể nhận biết bệnh qua 2 nhóm triệu chứng dưới đây:
2.1. Thoát vị bẹn triệu chứng cơ năng:
Người bệnh thấy xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn. Khối này sẽ to ra khi người bệnh đi lại, khi nâng một vật nặng hoặc khi rặn, ho… và có thể mất đi khi người bệnh nghỉ ngơi. Một số trường hợp người bệnh có cảm giác co kéo và đau lan xuống bìu. Khi khối thoát vị lớn dần khiến người bệnh phải nằm hoặc lấy tay đẩy vào kèm theo đó là cảm giác không thoải mái hoặc đau chói.
2.2. Thoát vị bẹn triệu chứng thực thể:
– Khối phồng xuất hiện trên nếp lằn bẹn, chạy dọc theo hướng ống bẹn.
– Khối phồng mềm, không đau. Người bệnh có thể nhìn hoặc sờ thấy khối phồng ở vùng bẹn khi đứng, rặn đại tiện hoặc khi ho. Khối phồng biến mất khi khi người bệnh nằm hoặc dùng tay đẩy vào.
– Người bệnh gõ vào khối phồng thấy tiếng vang khi khối thoát vị là ruột, gõ đặc khi khối thoát vị là mạc nối.
– Khối thoát vị trực tiếp có dạng tròn đối xứng và dễ biến mất khi người bệnh nằm xuống.Trong khi đó, khối thoát vị gián tiếp thường có dạng elip và khó tự biến mất hơn.
– Trong trường hợp người bệnh bị thoát vị bẹn nghẹt ( ruột chui vào bìu ở nam giới, buồng trứng chui vào khe hở ở nữ giới) khiến khối phồng không tự đẩy lên được. Người bệnh có thể bị đau quặn bụng từng cơn, buồn nôn hoặc nôn; bụng càng ngày càng trướng to, quan sát có thể thấy các quai ruột nổi lên.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bạn cho rằng mình có nguy cơ mắc bệnh thoát vị bẹn, cần đi khám để tìm nguyên nhân, đánh giá đúng tình trạng bệnh và được tư vấn điều trị sớm. Tránh để bệnh tiến triển quá nặng làm xuất hiện biến chứng xấu về sau.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc sán lá gan
2. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thoát vị bẹn. Có thể do một vài sai sót xảy ra trong quá trình sau sinh và phát triển của trẻ em, do cơ vùng bẹn bị tăng áp lực gây ra thoát vị, phẫu thuật ổ bụng gây ra hoặc tăng áp lực ổ bụng trước đó…
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn:
– Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc thoát vị bẹn cao hơn nữ giới.
– Tiền sử gia đình: nguy cơ thoát vị bẹn tăng nếu người thân trong gia đình như cha mẹ hoặc anh chị em bị thoát vị bẹn.
– Người mắc một số bệnh lý như xơ nang hoặc các bệnh lý liên quan đến phổi, ho mãn tính, u đại tràng…
– Người bị hẹp niệu đạo hoặc bướu lành ở tuyến tiền liệt gây khó tiểu.
– Người hút thuốc lá.
– Người bị táo bón mạn tính.
– Người bị thừa cân, béo phì.
– Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có thể làm suy yếu cả các cơ bụng và gây tăng áp lực trong ổ bụng.
– Người phải đứng làm việc trong thời gian dài hoặc công việc lao động chân tay nặng nhọc.
– Trẻ em bị sinh non.
4. Biến chứng của thoát vị bẹn
– Thoát vị kẹt: Đây là tình trạng khi các tạng thoát vị chui xuống túi thoát vị nhưng không thể di chuyển trở lại được dù đã dùng tay đẩy lên. Khi này, một phần của tạng ở trong khoang bụng bị mắc kẹt trong túi thoát vị tạo nên một khối chắc khiến người bệnh bị đau, táo bón, buồn nôn…. Tuy nhiên theo thời gian, nếu không được điều trị, khối thoát vị sẽ sẽ lớn lên về kích thước khiến chúng bị chấn thương hoặc tiến triển thành thoát vị nghẹt.
– Thoát vị nghẹt: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thoát vị bẹn nghẹt khiến các tạng ở trong túi thoát vị bị xoắn lại với nhau không thể di chuyển trở lại vào thành bụng khiến máu không thể lưu thông đến đây dẫn đến ngoại tử. Người bị thoát vị nghẹt xuất hiện triệu chứng đau, sốt, sưng đỏ, viêm.
– Chấn thương tạng thoát vị: Biến chứng này xảy ra khi khối thoát vị lớn và xuống tương đối thường xuyên. Khi bị chấn thương từ bên ngoài gây nên dập, vỡ các tạng bên trong.
– Gây vô sinh ở nam giới do thoát vị bẹn có thể gây hoại tử, teo, xoắn,… tinh hoàn.
5. Điều trị thoát vị bẹn
Phương pháp điều trị người bệnh thoát vị bẹn được chia theo lứa tuổi. Đối với trẻ sơ sinh bị thoát bẹn vị bẩm sinh có thể chờ ống phúc tinh mạc tự bít. Với trẻ nhỏ và người lớn có 2 phương pháp điều trị là mổ mở và mổ nội soi.
>>>>>Xem thêm: Bệnh đường tiêu hóa gồm những gì?
Trong đó phẫu thuật nội soi là phương pháp được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong điều trị thoát vị bẹn hiện nay. Bác sĩ đưa ống nội soi và các dụng cụ kỹ thuật qua đường rạch rất nhỏ ở vùng bụng người bệnh. Sau đó sẽ dùng thiết bị để đẩy bộ phận thoát vị trở lại vị trí đúng như ban đầu, đồng thời chêm vào đó một tấm lưới nhân tạo để tăng cường cho chỗ cơ yếu trên thành ổ bụng rồi khâu lại vết mổ. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nên người bệnh ít đau, ít chảy máu và sẹo mổ nhỏ đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Đối với phương pháp phẫu thuật mở, nguy cơ tái phát thoát vị sau khi tiến hành là rất thấp. Tuy nhiên thời gian hồi phục của người bệnh chậm hơn so với phẫu thuật nội soi do vết mổ rộng và dài; nguy cơ mất máu nhiều cũng như biến chứng sau mổ cũng sẽ cao hơn.
Thoát vị bẹn gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, khi bị thoát vị bẹn có các dấu hiệu cảnh báo cần thăm khám và điều trị ngay.