Đau dạ dày sau sinh là một vấn đề nhiều người gặp phải, khiến các mẹ thấy đau đớn, khó chịu. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Khi mẹ bỉm bị đau dạ dày sẽ có những dấu hiệu gì và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đau dạ dày sau sinh
1. Đau dạ dày sau sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân gì?
Sau khi trải qua kỳ sinh nở, cơ thể mẹ rất yếu và xuất hiện những cơn đau dạ dày khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Nguy hiểm hơn nữa là nó có thể gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Có vô số nguyên nhân dẫn đến vấn đề này ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên những nguyên nhân dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
1.1 Nội tiết tố bị suy giảm
Nội tiết tố của người phụ nữ đã có sự thay đổi rõ rệt khi bước vào giai đoạn mang thai. Mặc dù vậy, sau khi sinh nội tiết tố cũng chưa thể đạt mức cân bằng được. Chính lý do này đã gây ảnh hưởng tới quá trình điều tiết dịch dạ dày. Cũng bởi vì vậy mà quá trình điều tiết dịch vị dạ dày không được đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho những cơn đau dạ dày xuất hiện với tần số nhiều hơn.
1.2 Trầm cảm, căng thẳng, stress sau sinh
Sau sinh phụ nữ có nhiều nguy cơ stress, căng thẳng do phải chịu quá nhiều áp lực. Nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý trầm cảm sau sinh kèm theo những hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Khi bị stress quá nhiều trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng lượng dịch vị dạ dày tiết ra. Lượng dịch này sẽ tấn công và gây hại bằng quá trình ăn mòn lớp niêm mạc khiến người mẹ bị đau dạ dày.
1.3 Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh
Nếu như ở giai đoạn mang thai, mẹ luôn được ăn uống và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ. Thì sau khi sinh việc ăn uống với mẹ cũng đã trở nên rất khó khăn. Thời gian sinh hoạt, ăn uống của mẹ phụ thuộc rất nhiều vào giờ giấc của bé. Nếu bé hay quấy khóc, mẹ sẽ phải dỗ dành mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra còn mẹ còn phải tắm cho bé, cho bé ti, cho bé ngủ, vệ sinh cho bé,… Những công việc này chiếm khá nhiều thời gian trong ngày của mẹ. Chính vì vậy chuyện mẹ bỏ bữa, ăn uống thất thường sẽ không thể tránh khỏi. Đồng hồ sinh học của cơ thể mẹ bị thay đổi khiến dạ dày làm việc không hiệu quả. Dịch tiêu hóa tiết ra không đúng lúc làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của dạ dày. Hoạt động dạ dày bất ổn cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cơn đau dạ dày.
1.4 Kích thích ruột gây đau dạ dày sau sinh
Hệ tiêu hóa của người mẹ sau sinh bị ảnh hưởng nên hoạt động không hiệu quả. Thức ăn bị tồn đọng trong dạ dày dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Từ đó hình thành những cơn đau dạ dày khiến người mẹ đau đớn, khó chịu.
2. Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày ở phụ nữ sau sinh
Tìm hiểu thêm: KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT
Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) thường có những dấu hiệu nhận biết như:
– Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu hàng đầu nhận biết bệnh đau dạ dày. Những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thượng vị là những gì mẹ phải chịu đựng. Triệu chứng này thường xuất hiện khi đói hoặc lúc sáng sớm.
– Buồn nôn: Là biểu hiện rõ rệt nhất khi chị em bị đau dạ dày. Triệu chứng này xuất hiện là do biểu hiện của vấn đề trào ngược và kích thích dạ dày.
– Mệt mỏi, mất ngủ: Đau dạ dày chính là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở phụ nữ sau sinh. Cũng bởi vì vậy mà mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mẹ có thể bị áp lực và suy nhược cơ thể nếu tình trạng này kéo dài.
– Chán ăn: Sẽ không còn chút hứng thú gì với việc ăn uống và cũng không còn cảm thấy ngon miệng nữa khi chị em bị đau dạ dày sau khi sinh. Vấn đề này gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa nuôi con, đồng thời cũng rất hại cho sức khỏe của mẹ.
– Đầy hơi: Đây cũng là một triệu chứng cơ bản của tình trạng đau dạ dày. Thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ bị tích tụ, lên men gây cản trở hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, ợ chua, đầy hơi thường xuyên xuất hiện.
3. Điều trị đau dạ dày sau sinh bằng cách nào?
3.1 Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây
Vấn đề đau dạ dày ở phụ nữ sau sinh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần của chị em. Đồng thời cũng gây khó khăn trong việc chăm sóc em bé. Vậy nên để cải thiện tình trạng đó, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc như:
– Omeprazol: Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Đồng thời trung hòa acid dư thừa trong dạ dày.
– Cimetidine: Đẩy nhanh quá trình làm lành những tổn thương và ngăn ngừa sự tái phát của những cơn đau dạ dày.
– Nospa: Giảm nhanh các triệu chứng co thắt và giảm đau dạ dày nhanh chóng.
– Cimetidine: làm lành tổn thương và ngăn ngừa cơn đau dạ dày tái phát
Lưu ý: Những loại thuốc trên mang tính chất tham khảo. Phụ nữ sau sinh không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
3.2 Phương pháp dân gian chữa đau dạ dày sau sinh
Tinh bột nghệ và mật ong
Tinh bột nghệ và mật ong là những gì mà dân gian truyền tai nhau rằng có khả năng chữa đau dạ dày. Trong củ nghệ có hoạt chất curcumin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa. Đồng thời nó cũng có tác dụng trung hòa acid, giảm tiết dịch vị và tiêu diệt vi khuẩn HP. Không những vậy còn có thể làm lành tổn thương nhanh chóng. Còn mật ong thì có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên. Những kháng sinh này cũng có tác dụng gần giống với curcumin trong củ nghệ. Ngoài ra mật ong còn giúp tăng hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Tinh bột nghệ và mật ong thường được kết hợp với nhau để chữa bệnh dạ dày.
Lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa hoạt chất Menthol rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa cơn đau dạ dày và triệu chứng kèm theo.
Kết luận
Ở phụ nữ vấn đề đau dạ dày sau sinh cũng là một vấn đề khá phổ biến. Khi gặp phải vấn đề này, mẹ bỉm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà đau dạ dày còn khiến tinh thần mẹ sa sút rất nhiều. Để ngăn ngừa những cơn đau cùng các triệu chứng khó chịu các mẹ có thể sử dụng thuốc tây hoặc một số phương pháp dân gian như kết hợp tinh bột nghệ và mật ong, lá bạc hà.,…. Mặc dù điều trị bằng cách nào thì các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia để đảm bảo vấn đề an toàn sức khỏe.