Bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt” người không?

Gần đây, dư luận đang rất “hoang mang” về bệnh Whitmore bởi nhiều người đã “gán” cho chúng tên gọi “vi khuẩn ăn thịt người”. Và một phần là do các biến chứng nguy hiểm mà bệnh Whitmore gây ra như tỷ lệ tử vong lên tới 60%, thời gian tử vong chỉ sau 48h nhập viện, số ca bệnh tăng nhanh. Tuy nhiên xét trên góc độ y học liệu rằng bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt người” không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt” người không?

1. Bệnh Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt” người không?

Nhiều người lầm tưởng vi khuẩn Whitmore là vi khuẩn ăn thịt người. (ảnh minh họa)

Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn whitmore) gây ra. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, yếu, chúng tồn tại trong bùn, đất, và thường chỉ lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da, một số rất ít lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa.

2. Bệnh Whitmore có phải “vi khuẩn ăn thịt” người không?

Vi khuẩn Whitmore chỉ có nguy cơ xâm nhập cao vào cơ thể những người có sức đề kháng kém như bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Trong trường hợp người bệnh không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh, sẽ gây hoại tử các tổ chức, trong đó các tổ chức mà vi khuẩn Whitmore thường tấn công như: cánh mũi, xương hàm, cơ tay và chân,…

Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn Whitmore mới gây “hoại tử” chứ bình thường vi khuẩn này không có khả năng “ăn” các tế bào trên cơ thể con người. Vì vậy chúng KHÔNG thể gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”.

3. Tác hại của vi khuẩn Whitmore

Tìm hiểu thêm: Tiện ích của dịch vụ bác sĩ gia đình tại Hà Nội

Bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt” người không?

Vi khuẩn Whitmore khi tấn công rất nguy hiểm nên người bệnh cần đặc biệt chú ý. (ảnh minh họa)

Vi khuẩn Whitmore diễn biến nhanh và có thể gây ra các biến chứng như: Gây nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ, tụ cầu phổi, sốc nhiễm khuẩn, nếu người bệnh không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây biến chứng tử vong sau 48 giờ nhập viện.

4. Đối tượng nào dễ mắc bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt” người không?

>>>>>Xem thêm: Bệnh tiểu cầu thấp nên và không nên ăn gì?

Vi khuẩn Whitmore dễ xâm nhập vào người bệnh qua các vết xước khi tiếp xúc với bùn đất bẩn và những người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch,… (ảnh minh họa)

Những người làm nông nghiệp thường xuyên phải  tiếp xúc với bùn, đất bẩn, khi các vết trầy, xước, vết thương hở không được bảo vệ tốt tiếp xúc với bùn, đất bẩn sẽ dễ lây nhiễm vi khuẩn Whitmore. Ngoài ra những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh phổi, tiểu đường, suy giảm miễn dịch,… cũng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Bệnh Whitmore thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác cũng do vi khuẩn gây ra. Do đó khó chẩn đoán chính xác ngay từ đầu nên có thể dễ bị bỏ qua, không điều trị, khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, chỉ cần bác sĩ xác định đúng bệnh nhiễm khuẩn Whitmore và điều trị theo phác đồ thì sẽ khỏi hoàn toàn. Bệnh không dễ dàng lây lan, bệnh không lây trực tiếp từ người sang người do đó người dân không nên quá lo lắng.

5. Các biện pháp phòng tránh bệnh Whimore

– Vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ
– Không để các vết trầy, xước tiếp xúc với bùn, đất, nước bẩn
– Trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
– Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, khám phát hiện và làm xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei để điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *