Vi khuẩn HP có thể là nguyên nhân dẫn đến thủng, viêm loét, ung thư dạ dày tá tràng… Dấu hiệu nhận biết có vi khuẩn HP trong dạ dày là gì và chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ dưới đây.
Bạn đang đọc: Có vi khuẩn HP trong dạ dày nguy hiểm hay không?
1. Vi khuẩn HP là gì?
HP (Helicobacter Pylori) là 1 loại vi khuẩn hình thành và phát triển trong dạ dày con người. Chúng tiết ra loại Enzyme Urease đặc biệt để có thể thích nghi được với môi trường acid dạ dày. Vi khuẩn HP là mối đe dọa với niêm mạc dạ dày khi có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
2. Có vi khuẩn HP trong dạ dày nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Bạn không thể chủ quan trước tình trạng vi khuẩn HP mà cần đến đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vi khuẩn HP có thể gây ra:
- Các hiện tượng như: tắc nghẽn dạ dày, chảy máu trong,..
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: Khi vi khuẩn HP tồn tại quá lâu trong dạ dày sẽ làm tăng acid trong dạ dày hoặc gây xung huyết dẫn tới các vết loét.
- Thủng dạ dày: Triệu chứng thủng dạ dày do vi khuẩn HP là vùng bụng mềm nhũn, đau dữ dội vùng thượng vị nhất là khi di chuyển hoặc ăn uống, đại tiện phân lỏng và ít, khó thở,…
- Ung thư dạ dày: Khuẩn HP chiếm đến 35% nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô dạ dày, đe dọa tính mạng của người bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP rất nguy hiểm nên bạn cần nâng cao cảnh giác. Nếu xuất hiện các biểu hiện cảnh báo HP dưới đây, bạn cần ngay lập tức thăm khám để bắt bệnh kịp thời:
Các cơn đau quặn vùng thượng vị xuất hiện liên tục
- Ợ hơi, ợ nóng
- Luôn cảm thấy no, đầy hơi, không có hứng thú ăn uống
- Thường xuyên nôn nao, buồn nôn
- Tim đập nhanh, khó thở
- Sụt cân không kiểm soát
4. Các con đường lây nhiễm khuẩn HP
Ước tính trên thế giới có đến 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Sở dĩ vi khuẩn HP phổ biến như vậy vì tốc độ lây lan rất nhanh. Các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP thường gặp bao gồm:
- Đường miệng: lây nhiễm thông qua nước bọt hoặc dịch vị đường tiêu hóa của bệnh nhân. Khi người lành và người bệnh dùng chung đũa thìa, các dụng cụ ăn uống khác hay tiếp xúc gần như nói chuyện, hôn môi,… thì nguy cơ lây vi khuẩn HP là rất lớn. Người lớn có thể lây bệnh cho trẻ nhỏ nếu mớm thức ăn cho bé.
- Đường phân: Phân của người bệnh đào thải có chứa vi khuẩn HP dễ lây nhiễm ra cộng đồng. Vì thế bạn cần rèn thói quen rửa tay sạch sẽ trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Bạn cũng cần hạn chế dùng nhà vệ sinh công cộng.
- Các đường lây lan khác như: dùng chung thiết bị y tế không được khử khuẩn tốt như: dụng cụ nha khoa, ống nội soi,…
5. Chẩn đoán khuẩn HP
Nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn HP, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một trong các xét nghiệm dưới đây:
5.1. Nội soi dạ dày
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi có gắn camera vào dạ dày. Những hình ảnh hệ tiêu hóa sẽ được truyền phát lên màn hình. Bác sĩ sẽ quan sát tình trạng bên trong niêm mạc và tiến hành lấy mẫu sinh thiết đối với những tổn thương còn nghi vấn. Sau đó bác sĩ sẽ làm xét nghiệm Clo Test hoặc tiến hành nuôi cấy vi khuẩn để đánh giá mức độ của các vết loét dạ dày, tình trạng khuẩn HP.
5.2. Xét nghiệm máu xác định có vi khuẩn HP trong dạ dày không
Điều dưỡng sẽ tiến hành lấy máu người bệnh và kiểm tra xem có xuất hiện kháng thể chống vi khuẩn HP hay không. Nếu kháng thể trên tồn tại trong máu thì bác sĩ sẽ kết luận là bệnh nhân đó bị nhiễm vi khuẩn HP. Xét nghiệm máu được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên. Tuy nhiên phương pháp này cho kết quả dương tính giả khá cao và được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân chưa từng có tiền sử HP.
5.3. Xét nghiệm hơi thở
Đây là phương pháp cho độ chính xác gần như tuyệt đối và được áp dụng phổ biến nhất. Trước khi tiến hành kiểm tra hơi thở, bệnh nhân sẽ uống thuốc hoặc dung dịch Ure có phân tử Cacbon đồng vị C13 hoặc C14. Sau đó bệnh nhân sẽ cầm thiết bị trên tay và thở vào đó. Có 2 dạng thiết bị phổ biến:
- Test hơi thở dùng bóng – thiết bị căng phồng giống quả bóng.
- Test hơi thở dùng thẻ – thiết bị có hình dáng như chiếc thẻ ATM.
Bệnh viện thực hiện đo lượng C13 hoặc C14 đào thải trong hơi thở bệnh nhân để chẩn đoán.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt sa trực tràng và trĩ – Đâu là cách điều trị hiệu quả?
5.4. Xét nghiệm phân đánh giá có vi khuẩn HP trong dạ dày không
Một phần vi khuẩn HP sẽ được tìm thấy trong chất thải mà người bệnh đào thải ra bên ngoài. Vì vậy việc xét nghiệm phân nhờ phản ứng miễn dịch huỳnh quang sẽ giúp sàng lọc bệnh nhân nhiễm khuẩn HP đồng thời hỗ trợ đánh giá kết quả điều trị HP.
6. Điều trị vi khuẩn HP
Sau khi kết luận có khuẩn HP, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị. Liều lượng thuốc, loại thuốc sẽ khác nhau tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh và tiền sử của mỗi người. Tuy nhiên 2 nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất bao gồm: thuốc kháng sinh và nhóm thuốc giảm tiết dịch vị acid dạ dày. Thông thường thời gian dùng thuốc sẽ kéo dài khoảng 2 tuần. Sau đó, bệnh nhân sẽ dùng duy trì trong 1 tháng để ngăn vi khuẩn HP tái phát. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ, sự hướng dẫn của y bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp chữa trị co thắt thực quản
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần tích cực cải thiện chế độ ăn. Vận động thể thao vừa sức khoảng 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng. Hạn chế uống đồ có cồn, dùng chất kích thích để không làm giảm tác dụng phụ của thuốc.
Trên đây phần tư vấn của chuyên gia Tiêu hóa về khuẩn HP. Hy vọng những chia sẻ này hữu ích để giúp bạn chăm sóc tốt nhất cho bản thân và gia đình!