Thai ngoài tử cung là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Cùng tìm hiều về thai ngoài tử cung qua bài viết dưới đây…
–Chào bác sĩ! Em nghe nói thai ngoài tử cung rất nguy hiểm nhưng lại rất lờ mờ về hiện tượng này. Xin hỏi bác sĩ, thai ngoài tử cung là gì? Cảm ơn bác sĩ! (Hoàng Ngân – Hà Nội)
Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã được thụ tinh nhưng không làm tổ, phát triển tại tử cung (dạ con) mà làm tổ tại các vị trí khác, thường gặp nhất là vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng… Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào. Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, khi vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ nếu không được xử trí kịp thời.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về thai ngoài tử cung
-Xin bác sĩ cho biết, những dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung? Cảm ơn bác sĩ! (Ngọc Lan – Hà Nam)
Thai ngoài tử cung cũng có dấu hiệu như mang thai bình thường, như: Chậm kinh, ốm nghén, thử que thử dương tính (lên hai vạch màu hồng)… Tuy nhiên, thai ngoài tử cung còn có những dấu hiệu nhận biết điển hình khác, đó là đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo, đau lưng…
-Nguyên nhân gây thai ngoài tử cung là gì thưa bác sĩ? (Hoàng Dung – Bắc Ninh)
Có nhiều nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản như: Nạo phá thai nhiều lần; bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa (viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…); tắc hẹp vòi trứng bẩm sinh; những phẫu thuật tại vùng xương chậu, vùng bụng gây biến chứng ảnh hưởng tới vòi trứng làm vòi trứng bị gập góc; thuốc lá…
Tìm hiểu thêm: Thai 19 tuần phát triển ra sao?
-Hậu quả của thai ngoài tử cung là gì? (Đức Hoàng – Hà Nội)
Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng, người bệnh có thể bị ngất xỉu và tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện, hoặc nếu sống được thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai sản khoa về sau.
-Xin hỏi bác sĩ, phụ nữ cần phải làm gì để tránh nguy hiểm khi nghi ngờ bị thai ngoài tử cung? (Thành Chung – Hà Nội)
Khi nghi ngờ có thai ngoài tử cung, chị em cần phải nhập viện, tuân theo hướng dẫn hỗ trợ điều trị của bác sĩ, không được tự động bỏ về để cùng với bác sĩ chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị kịp thời.
-Thông thường khi nhập viện vì thai ngoài tử cung, chị em sẽ được theo dõi và xử trí như thế nào? (Tuệ Lâm – Ninh Bình)
Chị em sẽ được khám lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán thai ngoài tử cung. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ từng triệu chứng và tiến hành mổ sớm nhất có thể nhằm tránh trường hợp thai vỡ gây chảy máu vào ô bụng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
-Xin bác sĩ cho biết, cách phát hiện thai ngoài tử cung nhanh và chính xác nhất? Cảm ơn bác sĩ! (Phương Phương – Bắc Ninh)
Sau khi chậm kinh 1 tuần, chị em nên đi khám thai tại bệnh viện hoặc các phòng khám sản uy tín. Siêu âm thai là cách giúp phát hiện và loại trừ thai ngoài tử cung sớm, chuẩn xác. Bên cạnh đó, nội soi hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán thai ngoài tử cung.
-Phòng ngừa thai ngoài tử cung như thế nào, thưa bác sĩ? (Ngọc Liên – Thái Bình)
>>>>>Xem thêm: Khám thai ngoài giờ ở đâu ở uy tín?
Chị em phụ nữ có thể phòng ngừa thai ngoài tử cung bằng cách kiểm soát việc mang thai, không để thai ngoài ý muốn thì sẽ tránh được nạo hút thai; coi trọng việc giữ vệ sinh cơ quan sinh sản, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh, sau khi quan hệ tình dục. Biện pháp giúp các cặp vợ chồng vừa tránh thai vừa tránh viêm nhiễm là dùng bao cao su; nếu có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín (khí hư nhiều, ngứa, dịch hôi…), phải đi khám và hỗ trợ điều trị ngay; phòng ngừa tác hại của khói thuốc bằng cách không hút thuốc và tránh xa nơi có khói thuốc, động viên người thân (nhất là các chàng) không hút thuốc lá.