Nước ối nhiều tốt hay xấu là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm tìm hiểu. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nước ối nhiều tốt hay xấu? mẹ bầu quan tâm
Nước ối từ đâu mà ra?
Trong nửa đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành từ da thai nhi và một phần từ máu mẹ. Nguồn quan trọng hơn là từ chính em bé, khoảng sau tuần thứ 20 trở đi. Lúc này, bé biết nuốt, biết đi tiểu và những hoạt động này giúp điều hòa nước ối.
Nước ối như thế nào là nhiều?
Khi thể tích nước ối trên 2.000ml, mẹ bầu được xếp vào hàng dư ối, trên 3.000ml là đa ối, dưới 600 ml được coi là ít ối.
Theo thống kê, cứ 1.000 bà mẹ mang thai thì có 10 người dư ối, trong số 10 người đó, có 8 người chỉ tăng mức độ nhẹ, 1,5 người tăng trung bình và 0,5 người tăng quá nhiều (mức độ nặng).
Cách chẩn đoán tình trạng nước ối
Chỉ số nước ối được ký hiệu là AFI. Để đo chỉ số này, bác sĩ sẽ thực hiện theo thủ thuật sau: Lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang. Ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại sẽ ra chỉ số ối AFI.
Tìm hiểu thêm: Đau đầu khi mang thai khó chịu, mệt mỏi và suy nhược
AFI từ 12-25 cm là dư ối, trên 25 cm là đa ối. Thông thường, lượng nước ối tăng dần theo tuổi thai. Ở 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần. Thời điểm 32-36 tuần, lượng nước ối tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn, đến tuần 40-42 giảm xuống còn khoảng 540-600ml.
Nước ối nhiều tốt hay xấu?
Nước ối quá nhiều sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Cụ thể:
-Về phía thai: Nước ối nhiều gây nguy cơ thai bất thường nhiễm sắc thể, nhau bong non, tăng hồng cầu…
-Về phía mẹ: Nước ối quá nhiều sẽ gây tiểu đường thai kỳ, băng huyết sau sinh, đi tiểu nhiều lần (do tử cung to quá chèn ép bàng quang)… Hai yếu tố ngại nhất là phải mổ lấy thai và mẹ bị tiểu đường.
>>>>>Xem thêm: Dịch vụ sinh con ở Thu Cúc
Nước ối nhiều xử trí như thế nào?
Rất may là hầu hết những trường hợp tăng mức độ nhẹ và trung bình thì không cần điều trị. Nếu có ối vỡ thì tùy tuổi thai và tình trạng thai bác sĩ sẽ chọn mổ lấy thai hay theo dõi cho thai phụ sinh tự nhiên. Nếu khó thở nhiều, đau bụng, bạn đến bệnh viện ngay để được theo dõi. Chọc ối để điều trị những trường hợp nặng. Dùng kim chọc xuyên qua bụng để rút bớt ối. Kỹ thuật này thực hiện tại bệnh viện. Những trường hợp nặng có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc.
…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về nước ối nhiều tốt hay xấu, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.