Polyp đại tràng là gì? Có phải là ung thư đại tràng không?

Hầu hết các polyp ở đại tràng là lành tính – nghĩa là về cơ bản chúng vô hại. Tuy nhiên, một số có thể trở thành ung thư theo thời gian. Hãy cùng tìm hiểu toàn bộ về polyp đại tràng.

Bạn đang đọc: Polyp đại tràng là gì? Có phải là ung thư đại tràng không?

1. Polyp ở đại tràng là gì?

1.1 Định nghĩa

Polyp là một tập hợp mô – tế bào bất thường. Polyp ở đại tràng là sự phát triển trên niêm mạc của đại tràng. Bạn có thể có nhiều hơn một polyp xuất hiện ở cơ quan này.

Polyp đại tràng là gì? Có phải là ung thư đại tràng không?

Hình ảnh nội soi Polyp

1.2. Polyp đại tràng có phải ung thư không?

Ung thư đại tràng là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu. Ung thư đại tràng thường bắt đầu dưới dạng polyp. Mặc dù hầu hết các polyp không phải là bệnh ung thư nhưng chúng vẫn có thể chuyển thành ung thư theo thời gian. Cắt bỏ polyp có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.

2. Ai có nhiều khả năng mắc bệnh polyp ở đại tràng?

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể phát triển  nhưng chúng thường gặp ở người trưởng thành. Theo thống kê, từ 15 đến 40% người lớn có thể có polyp ở đại tràng. Polyp ở đại tràng phổ biến hơn ở nam giới và người lớn tuổi.

Một số đối tượng có thể có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nếu:

  • Trên 50 tuổi.
  • Có người trong gia đình bạn bị polyp hoặc ung thư đại tràng. Bạn có thể có nhiều khả năng mắc polyp hơn nếu ai đó trong gia đình bạn đã từng mắc chúng.
  • Có bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.
  • Bị béo phì.
  • Hút thuốc lá.

3. Khi nào bạn nên bắt đầu tầm soát polyp ở đại tràng?

Tầm soát là xét nghiệm các bệnh khi bạn không có triệu chứng. Tìm và loại bỏ polyp có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng.

  • Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tầm soát ung thư đại tràng bắt đầu từ tuổi 50 nếu bạn không có vấn đề sức khỏe hoặc các yếu tố khác khiến bạn có nhiều khả năng phát triển ung thư đại tràng.
  • Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng, bác sĩ có thể đề nghị tầm soát ở độ tuổi trẻ hơn. Bạn cũng có thể cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
  • Nếu trên 75 tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc có nên được kiểm tra hay không.

4. Các triệu chứng và nguyên nhân của polyp đại tràng

4.1. Các triệu chứng của bệnh polyp ở đại tràng là gì?

Hầu hết những người bị polyp ở đại tràng không có triệu chứng. Khi polyp ở đại tràng gây ra các triệu chứng, bạn có thể có các dấu hiệu:

  • Bị chảy máu từ trực tràng. Bạn có thể nhận thấy máu trên quần lót hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu.
  • Có máu trong phân của bạn. Máu có thể làm cho phân có màu đen hoặc có thể xuất hiện thành những vệt đỏ trong phân của bạn.
  • Cảm thấy mệt mỏi vì bạn bị thiếu máu và không đủ chất sắt trong cơ thể. Chảy máu do polyp ở đại tràng có thể dẫn đến thiếu máu và thiếu sắt.

Nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

4.2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh polyp ở đại tràng?

Các chuyên gia không chắc chắn nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng có một số yếu tố nhất định. Chẳng hạn như tuổi tác và tiền sử gia đình có thể làm tăng khả năng phát triển polyp ở đại tràng.

5. Chẩn đoán polyp đại tràng

Các bác sĩ có thể tìm thấy polyp ở đại tràng chỉ bằng cách sử dụng các xét nghiệm hoặc thủ tục nhất định. Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là nội soi đại tràng bằng ống mềm. Hệ thống Y tế Thu Cúc là 1 trong những địa chỉ uy tín thực hiện nội soi, phát hiện polyp nhờ công nghệ NBI 5P tân tiến bậc nhất, phát ánh sáng dải tần hẹp và khả năng phóng đại hình ảnh hàng trăm lần.

Tìm hiểu thêm: 5 Nguyên nhân viêm loét dạ dày không nên chủ quan bỏ qua

Polyp đại tràng là gì? Có phải là ung thư đại tràng không?

Polyp cần được phát hiện sớm để ngăn ngừa ung thư

6. Điều trị

6.1. Bác sĩ điều trị bệnh polyp  như thế nào?

Các bác sĩ điều trị polyp ở đại tràng bằng cách cắt bỏ chúng. Bác sĩ có thể loại bỏ gần như tất cả các polyp mà không cần phẫu thuật.

Cắt polyp là một thủ thuật được sử dụng để loại bỏ các khối polyp từ bên trong ruột già, còn được gọi là ruột kết. Thủ thuật này tương đối không xâm lấn và thường được các bác sĩ thực hiện cùng lúc với nội soi. Các bác sĩ sử dụng các công cụ đặc biệt trong quá trình nội soi đại tràng để loại bỏ polyp.

Sau khi các bác sĩ cắt bỏ polyp, họ sẽ gửi nó đi xét nghiệm để kiểm tra xem có ác tính không. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xem xét kết quả xét nghiệm và gửi kết quả cho bác sĩ của bạn.

Nếu bạn bị polyp ở đại tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi xét nghiệm thường xuyên trong tương lai vì bạn có nhiều khả năng phát triển thêm polyp hơn.

6.2. Đi khám sau khi cắt bỏ polyp

Đi khám bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi cắt bỏ polyp ở đại tràng:

  • Đau dữ dội ở bụng.
  • Sốt
  • Đi tiêu ra máu không thuyên giảm.
  • Chảy máu từ hậu môn không ngừng.
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi nhiều.

Polyp đại tràng là gì? Có phải là ung thư đại tràng không?

>>>>>Xem thêm: Chảy máu hậu môn là bệnh gì? Cần lưu ý những gì?

Các bác sĩ có thể loại bỏ gần như tất cả các polyp mà không cần phẫu thuật

7. Phòng ngừa polyp ở đại tràng bằng cách nào?

Các nhà nghiên cứu không biết một cách chắc chắn để ngăn ngừa polyp ở đại tràng. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và dinh dưỡng.
  • Những thay đổi về ăn uống, chế độ ăn và dinh dưỡng – chẳng hạn như ăn ít thịt đỏ và nhiều trái cây và rau hơn – có thể làm giảm nguy cơ phát triển polyp ở đại tràng.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Không hút thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc hãy bỏ thuốc.
  • Tránh uống rượu.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân có thể làm giảm nguy cơ phát triển của polyp.

Tiên lượng của bệnh nhân sau khi cắt polyp đa phần là tốt. Quy trình này không xâm lấn, chỉ gây khó chịu nhẹ và thường bạn sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng hai tuần. Tuy nhiên, tiên lượng tổng thể của bệnh nhân sẽ được xác định bởi kết quả giải phẫu bệnh mẫu polyp cắt ra. Quá trình điều trị tiếp sẽ được xác định bởi liệu polyp của bạn là lành tính, tiền ung thư hay ung thư. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để lập một kế hoạch điều trị phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *