Bệnh viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp cứu thường gặp ở hệ tiêu hóa. Viêm ruột thừa tiến triển rất nhanh, nếu không kịp thời cắt bỏ, ruột thừa sưng viêm sẽ bị vỡ ra gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bạn đang đọc: Giải đáp bệnh viêm ruột thừa có nguy hiểm không?
1. Bệnh viêm ruột thừa là gì?
Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, hẹp, dạng túi cùng, dài vài centimet và dính vào phần manh tràng của ruột già. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi tiếp nối giữa ruột non và ruột già. Ruột thừa mặc dù không có chức năng quan trọng nhưng không có nghĩa không tạo ra rắc rối.
Khi ruột thừa bị tắc nghẽn, các chất thải đến ruột già sẽ bị tích tụ lại tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ruột thừa bị sưng, hóa mủ và nhiễm trùng và gây ra bệnh viêm ruột thừa.
2. Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa
Đau bụng
Đây là triệu chứng đầu tiên và luôn có của bệnh. Khi bị viêm ruột thừa, người bệnh đau bụng bắt đầu lan tỏa ở vùng thượng vị và vùng rốn, sau đó chuyển sang phía dưới, bên phải của vùng bụng. Cơn đau liên tục với mức độ đau tăng dần và càng trở nên tồi tệ hơn khi hó hay di chuyển. Đau ruột thừa thường diễn ra trong vòng 48 tiếng từ lúc phát đau đến khi ruột thừa bị vỡ. Nếu để ruột thừa sưng viêm đến mức bị vỡ, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Thường xuyên ợ chua có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa
Chán ăn là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm ruột thừa. Những người đang có vấn đề về hệ tiêu hóa thường mất cảm giác ngon miệng.
Ngoài ra, khi xuất hiện triệu chứng nôn ói kéo dài kèm theo đau bụng dưới bên phải thì chắc chắn bạn bị bệnh viêm ruột thừa.
Đi tiểu nhiều lần
Khi viêm ruột thừa kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng từ ruột thừa làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Hiện tượng đau bàng quang (tiểu buốt) sẽ xuất hiện thường xuyên mỗi khi đi tiểu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Triệu chứng khác
– Sốt: Người bệnh có thể bị sốt nhẹ từ 38 ͦ C đến 38,5 ͦ C kèm theo hiện tượng run rẩy, ớn lạnh.
– Thành bụng co cứng: Khi đau bụng tăng dần dẫn đến nguy cơ bị vỡ ruột già sẽ gây hiện tượng co cứng thành bụng.
3. Các biến chứng nguy hiểm
Ruột thừa bị viêm sẽ thường vỡ mủ sau 24 – 48 giờ. Tuy nhiên ở một số trường hợp ruột thừa có thể bị vỡ mủ sau 12 giờ kể từ lúc người bệnh khởi phát cơn đau. Khi xác định được chính xác bệnh lý viêm ruột thừa, người bệnh sẽ được chỉ định mổ để cắt bỏ đoạn ruột thừa bị viêm nhiễm. Nếu chậm trễ sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm:
Viêm phúc mạc – biến chứng đe dọa gây tử vong của bệnh viêm ruột thừa
Khi ruột thừa bị vỡ, dịch tiêu hóa và dịch viêm sẽ tràn ra khắp ổ bụng gây viêm phúc mạc. Biện pháp duy nhất để giải quyết tình trạng này là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa và làm sạch khoang bụng. Nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến liệt ruột, hoại tử ruột, nhiễm trùng huyết và tử vong.
Hình thành ổ áp – xe trong bụng
Nếu ruột thừa viêm và bị vỡ nhưng mủ lại chưa tràn vào ổ bụng nhờ các cơ quan khác bao bọc như ruột non, mạc nối lớn. Lúc này, mủ cùng “hàng rào” sẽ trở thành khu trú vùng viêm và tạo thành ổ áp – xe. Người bệnh sẽ đau và sốt cao. Ưu tiên chữa trị trong trường hợp này là chọc dẫn lưu thông qua thành bụng đến ổ áp xe để dẫn mủ ra ngoài phối hợp với điều trị kháng sinh theo phác đồ. Khi ổ nhiễm trùng được kiểm soát ổn định sẽ tiến hành cắt bỏ ruột thừa.
Đám quánh ruột thừa
Trong trường hợp người bệnh có sức đề kháng tốt, các quai ruột và mạc nối có khả năng đến bao bọc kín ruột thừa ngăn cản sự tiến triển lan rộng tạo thành đám quánh. Đám quánh ruột thừa này có thể tiến triển theo hai hướng, hoặc là nó sẽ tan dần hoặc sẽ tạo thành áp xe ruột thừa.
Nhiễm khuẩn huyết – biến chứng cực kỳ nguy hiểm do bệnh viêm ruột thừa
Viêm phúc mạc nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử ruột và nhiễm trùng huyết. Nhiễm khuẩn huyết nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng về hệ tuần hoàn, hô hấp, suy gan, thận và các tạng khác. Trường hợp xấu nhất sẽ bị “sốc nhiễm trùng”, có nguy cơ tử vong cao.
4. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là:
- Tắc nghẽn lòng ruột thừa: đây là nguyên nhân phổ biến nhất, các chất thải trong ruột thừa bị ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm trùng. Nguyên nhân tắc nghẽn này xảy ra do sỏi, giun sán hoặc do sự hình thành của các khối u…
- Do niêm mạc đã bị loét từ trước sẽ dễ gây nhiễm khuẩn ở thành ruột thừa.
- Do các vi khuẩn gây bệnh như Bacteroides Fragili, E.coli,..
5. Điều trị bệnh viêm ruột thừa
Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho viêm ruột thừa là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Phẫu thuật cắt ruột thừa bị viêm có thể thực hiện bằng hai cách: mổ mở và mở nội soi. Tuy nhiên, mổ nội soi là phương pháp được lựa chọn đầu tiên vì có nhiều ưu điểm vượt trội như thời gian hồi phục nhanh hơn, ít đau hơn, vết mổ nhỏ và không để lại sẹo.
>>>>>Xem thêm: Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản
Trong trường hợp ruột thừa bị vỡ hình thành viêm trong ổ bụng sẽ được chuyển sang phương pháp mổ mở nhằm đảm bảo mục đích an toàn cho người bệnh. Thời gian phục hồi tùy thuộc vào phương pháp mổ nội soi hay mổ mở, có bị biến chứng hay không. Đối với các trường hợp không biên chứng mổ nội soi, người bệnh có thể xuất viện sau 1-2 ngày mổ và trở lại hoạt động bình thường sau 2-3 ngày. Đối với các trường hợp có biến chứng, thời gian phục hồi có thể lâu hơn.
Viêm ruột thừa nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.