Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào của ống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Chẩn đoán kịp thời và chính xác là rất cần thiết để giảm tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong. Nguyên nhân thay đổi theo độ tuổi nhưng cũng trùng lặp khá nhiều giữa các độ tuổi. Một số nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa ở trẻ cũng tương tự như ở người lớn, nhưng có những nguyên nhân chỉ gặp ở trẻ em. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ – 7 nguyên nhân hay gặp
1. Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ là gì?
- Triệu chứng có máu trong phân trong xuất huyết tiêu hóa ở trẻ
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ là tình trạng trẻ nôn ra máu và/hoặc đi cầu ra máu. Một số trẻ xuất huyết một cách kín đáo. Không thấy trẻ nôn hay đi cầu ra máu mà trẻ biểu hiện mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt, khi xét nghiệm phân mới phát hiện có máu. Một số trẻ còn có thể đau bụng mãn tính hoặc nôn mửa.
Một số trẻ nặng hơn có thể xuất huyết ồ ạt, đe dọa tính mạng, nôn ra máu tươi hoặc màu cà phê, đi cầu ra máu đỏ tươi, đỏ thẫm hay phân đen.
Xuất huyết tiêu hóa trẻ em chia thành xuất huyết tiêu hóa cao và xuất huyết tiêu hóa thấp.
2. Làm sao biết được đây là máu hay không phải máu?
Một số thức ăn và thuốc có thể làm thay đổi màu phân tương tự như máu vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn với máu như:
- Kẹo, trái cây dầm, củ cải đỏ.
- Thuốc: Rifampicin, bismuth, sắt, than hoạt.
- Rau bina, quả việt quất.
Vì vậy các bà mẹ phải quan sát thật kĩ, thông báo với bác sĩ những loại thức ăn hoặc thuốc trẻ đang dùng gần đây. Tốt hơn hết là ghi lại hình ảnh phân của trẻ và đến gặp bác sĩ, họ sẽ giúp bạn xác định trẻ có bị xuất huyết tiêu hóa hay không.
3. Máu trong phân: làm cách nào để chẩn đoán?
Nếu trẻ đi ngoài có phân lẫn máu, đây có thể là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa dưới. Phân có thể có máu đỏ tươi, máu bầm, máu lẫn với phân hay máu dính mặt ngoài của phân…
Trẻ có thể được làm một số xét nghiệm để khẳng định chắc chắn và tìm nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa:
- Xét nghiệm máu: có thể có tình trạng thiếu máu mạn tính.
- Xét nghiệm hồng cầu trong phân: xác định chắc chắn trong phân của trẻ có máu.
- Cấy phân: tìm vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra xuất huyết tiêu hóa.
- Nội soi đại tràng hoặc đại tràng xích ma: một ống mềm có gắn camera đưa vào hậu môn vào trực tràng để xem bên trong ruột của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Nội soi trực tràng chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dưới ở trẻ em
4. Phương pháp chấn đoán nôn ra máu
Nôn ra máu thường là dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa trên. Trẻ có thể được nội soi dạ dày tá tràng để chẩn đoán tình trạng này.
>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn uống và một số điều nhầm lẫn
- Nội soi dạ dày tá tràng chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ
5. 7 nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ
Táo bón
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết tiêu hóa dưới ở trẻ. Táo bón hay đi ngoài phân cứng có thể gây ra vết rách ở hậu môn. Từ đó, gây chảy máu và xuất hiện máu trong phân của trẻ.
Dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân có thể giúp trẻ đi cầu tốt hơn và giảm đau. Tuy nhiên về lâu dài, cần thay đổi chế độ ăn uống nhiều chất xơ và hình thành thói quen đi ngoài cho trẻ. Một số trẻ phải vật vã với cơn đau khi đi ngoài, nảy sinh tâm lý sợ đi vệ sinh. Trẻ né tránh và từ đó tình trạng táo bón của trẻ ngày càng nặng nề và kéo dài hơn.
Loét niêm mạc đường tiêu hóa có thể gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ
Những vết loét trên niêm mạc của đường tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến nhất gây xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ em.
Những vết loét này có thể hình thành do:
- Nhiễm vi khuẩn HP.
- Dùng thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen…
Trước khi gây ra triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa, các vết loét có thể gây ra đau ngực, nấc cụt, ợ hơi, đau bụng…
Túi thừa Meckel
Đây là một mô còn sót lại trong ruột, không được biến đổi đúng cách khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển trong thời kì mang thai. Túi thừa này tiết acid bất thường. Từ đó, gây ra vết loét và chảy máu.
Dị ứng thức ăn
Trẻ em có thể bị viêm đại tràng, một nhiễm trùng do protein trong sữa công thức hoặc sữa mẹ gây ra. Hay gặp nhất là đạm sữa bò. Những protein này vừa có trong sữa công thức vừa có trong sữa mẹ do chế độ ăn của người mẹ.
Trẻ có thể kèm theo các triệu chứng: nôn, tiêu chảy, chán ăn…
Viêm dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ
Có thể do căng thẳng, nôn mửa quá nhiều, nhiễm trùng, một số loại thuốc kháng viêm hoặc một số bệnh rối loạn tự miễn như tiểu đường, bệnh tuyến giáp.
Bệnh viêm ruột
Trẻ em trong độ tuổi đi học có thể bị xuất huyết tiêu hóa do viêm ruột.
Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là 2 loại viên ruột có thể gây đi cầu ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi và chậm phát triển.
Polyp
Trẻ em cũng có thể phát triển các khối tế bào nhỏ trong niêm mạc đại tràng gọi là polyp. Polyp thường do di truyền và không nghiêm trọng. Chỉ khi nó gây ra chảy máu thì mới phát hiện ra.
Hiện nay có thể loại bỏ polyp qua thủ tục nội soi cơ bản mà không cần đến phẫu thuật.
Tương ứng với từng nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào của trẻ để được xử trí kịp thời, tìm kiếm và điều trị nguyên nhân. Hệ thống y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín điều trị xuất huyết tiêu hóa ở trẻ nhờ có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức và trang thiết bị hiện đại.