Thói quen ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt thiếu khoa học khiến nhiều người bị mắc các vấn đề về tiêu hóa. Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa… là các bệnh tiêu hóa thường gặp.
Bạn đang đọc: Các bệnh tiêu hóa thường gặp và cách khắc phục
1. Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là 1 trong các bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược vào thực quản do cơ vòng không đóng lại được. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở mọi đối tượng tuy nhiên 1 số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như phụ nữ có thai, người bị béo phì, tác dụng phụ của 1 số loại thuốc…
1.1. Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, bệnh barrett thực quản, hẹp thực quản và thậm chí là ung thư thực quản. Những biến chứng này có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
1.2. Triệu chứng nhận biết bệnh
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản người bệnh sẽ có các dấu hiệu điển hình như có cảm giác nóng rát ở cổ họng, nuốt vướng, ho kéo dài, đau ngực, buồn nôn và nôn…. Phương pháp hữu hiệu nhất để chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là nội soi dạ dày thực quản.Vì vậy khi thấy có các triệu chứng như trên thì cần đi khám và nội soi kiểm tra để được điều trị.
2. Viêm loét dạ dày tá tràng – một trong các bệnh tiêu hóa thường gặp
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng bệnh khá phổ biến ở nhiều người. Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) – loại vi khuẩn sinh sống trong dạ dày và có khả năng tiết ra enzyme trung hòa độ axit trong dạ dày. Ngoài ra thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ, sử dụng rượu bia và các chất kích thích, căng thẳng stress hoặc lạm dụng thuốc… cũng đều có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.
2.1. Viêm loét dạ dày tá tràng nguy hiểm như thế nào?
Viêm loét dạ dày tá tràng không chỉ gây đau đớn, khó chịu, gây buồn nôn khó tiêu ảnh hưởng đến vị giác mà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị thậm chí là ung thư… nếu không được điều trị kịp thời.
2.2. Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày tá tràng
Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày đại tràng là đau âm ỉ vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chán ăn, đi ngoài phân đen… Khi có các dấu hiệu trên bạn cần đi khám và nội soi để được chẩn đoán và điều trị.
Để điều trị viêm loét dạ dày đại tràng các bác sĩ sẽ tùy theo nguyên nhân để kê các loại thuốc phù hợp. Nếu viêm loét do vi khuẩn Hp người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh tiêu hóa hết nhiều tiền không
3. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm trong niêm mạc đại tràng có thể gây ra tình trạng đau, khó chịu. Bệnh chia ra thành 2 loại là viêm đại tràng cấp và mạn tính.
3.1. Viêm đại tràng cấp tính
Viêm đại tràng cấp là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm do các nguyên nhân như vi khuẩn, vi rút, nhiễm nấm, ký sinh trùng, nhiễm độc hoặc lạm dụng thuốc… Bệnh gây tình trạng đâu bụng, buồn nôn, tiêu chảy và có thể xuất hiện vết loét ở niêm mạc đại tràng. Viêm đại tràng cấp tính nếu không được điều trị kịp thời đúng cách có thể gây ra các biến chứng như thủng đại tràng, giãn đại tràng.. hoặc chuyển thành mạn tính rất khó điều trị.
3.2. Viêm đại tràng mạn tính
Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần. Nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn tính là do viêm đại tràng cấp tính không được điều trị, bệnh Crohn…Viêm đại tràng mạn tính có thể gây ra biến chứng thủng đại tràng, xuất huyết và thậm chí là ung thư đại tràng.
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng đó là đau bụng âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, lẫn nhầy, tiêu chảy… Để phát hiện viêm đại tràng cần thực hiện nội soi đại tràng. Tùy tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ người bị viêm đại tràng cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống như kiêng các thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia các chất kích thích, tránh các thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi… để cải thiện sức khỏe.
4. Các bệnh tiêu hóa thường gặp – Rối loạn tiêu hóa
4.1. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Một trong những bệnh tiêu hóa nhiều người gặp phải không thể không kể đến rối loạn tiêu hóa. Dù không quá nguy hiểm nhưng rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh đồng thời giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình đó là tiêu chảy hoặc táo bón, đau bụng, đầy hơi khó tiêu…
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày
4.2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa đó là do lạm dụng thuốc kháng sinh, thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích, chế độ ăn uống thiếu khoa học, không hợp vệ sinh…Để khắc phục bạn cần đi khám và điều trị đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Hội chứng ruột kích thích
5.1. Nhận biết hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là 1 trong những vấn đề tiêu hóa rất phổ biến, đây là bệnh lý mạn tính với các biểu hiện như đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón), đau bụng… Tình trạng đặc biệt nặng hơn khi người bệnh căng thẳng lo lắng.
5.2. Ảnh hưởng của bệnh với cuộc sống
Hội chứng ruột kích thích dù không quá nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh gây mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ…
Để hạn chế những tác động tiêu cực của hội chứng ruột kích thích người bệnh cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, chọn các thực phẩm sạch, an toàn, ưu tiên rau xanh hoa quả tươi đặc biệt là các loại quả giàu kali như chuối, đu đủ. Người bị hội chứng ruột kích thích cũng nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng cường tinh bột từ các loại ngũ cốc. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và nên ăn chậm nhai kỹ để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra bạn cũng cần xây dựng lối sống sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng lo lắng….
Trên đây là những bệnh lý tiêu hóa thường gặp, nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh. Các bệnh tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vì vậy ngoài việc duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ hợp vệ sinh thì cũng cần được điều trị sớm để tránh biến chứng. Vì vậy khi thấy các dấu hiệu bất thường cần đi khám và điều trị ngay.