Một trong những bệnh lý hay gặp ở đường tiêu hóa là bệnh viêm ruột thừa. Bệnh xuất hiện khi xảy ra hiện tượng tắc nghẽn trong lòng ống ruột thừa. Nhiều người vẫn thắc mắc liệu viêm ruột thừa có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn.
Bạn đang đọc: Giải đáp viêm ruột thừa có nguy hiểm không?
1. Viêm ruột thừa có nguy hiểm không?
Khi bị viêm, ruột thừa sẽ bị tấn công bởi các vi khuẩn có hại, chúng gây viêm, sưng, mủ bên trong ruột thừa rất nghiêm trọng.
Viêm ruột thừa gây nên nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị và cắt bỏ kịp thời trong vòng 24h.
Cụ thể là:
- Bệnh viêm phúc mạc: Khi ruột thừa viêm nặng sẽ dẫn đến việc bị vỡ, các vùng mủ bị chảy vào bụng, gây nên nhiễm trùng hay nhiễm độc với các triệu chứng như sốt, rét run cầm cập, tụt huyết áp, sờ bất kỳ vị trí nào trên bụng cũng thấy đau…
- Bệnh áp xe ruột thừa: Khi bị viêm nặng và vỡ, vùng mủ chưa tràn vào ổ bụng mà cư trú tại các quai ruột, mạc nối. Từ đó, vùng mủ đồng thời cả vùng cư trú này sẽ trở thành vùng viêm mới, tạo nên khối áp xe ruột thừa.
- Tạo nên đám quánh ruột thừa: Đám quánh được hình thành do các quai ruột và mạc nối bao bọc ruột thừa lại.
Bạn cần lưu ý, các biến chứng này nếu không chữa trị kịp thì sẽ gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Theo thống kê thì tỷ lệ tử vong do viêm ruột thừa rơi vào 0.2 – 0.8%.
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm ruột thừa, sau đây là một số lý do thường gặp nhất:
- Do giun sán hay các khối u gây nên tình trạng tắc nghẽn lòng ruột thừa.
- Do hiện tượng loét niêm mạc hình thành từ trước, sau đó sẽ gây nhiễm khuẩn khu vực thành ruột thừa.
- Do một số vi khuẩn có hại gây bệnh như E.coli, Bacteroides Fragilis…
3. Các dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa
Khi cơ thể có một số biểu hiện sau, bạn cần đến ngay bệnh viện để kịp thời điều trị, cắt bỏ vùng ruột thừa bị viêm:
- Người bị mệt mỏi, uể oải không rõ nguyên do
- Biểu hiện rõ rệt nhất là bị sốt với nhiệt độ thất thường, có khi rất cao nhưng cũng có khi chỉ hơn nhiệt độ thông thường một chút.
- Những dấu hiệu nhìn thấy được như mặt tái, môi khô, có mùi ở hơi thở
- Người bệnh không muốn ăn nhưng cồn cào gan ruột
- Người bệnh đau chỗ bàng quang khi đi tiểu
- Người bệnh viêm ruột thừa có cơ thành bụng bị co cứng, cảm nhận được khi sờ vào.
4. Các phương pháp điều trị bệnh viêm ruột thừa hiện nay
Khi ruột thừa đã có dấu hiệu sưng viêm thì can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi sớm là phương pháp điều trị duy nhất để loại bỏ tình trạng viêm sưng đồng thời ngăn chặn biến chứng triệt để.
– Mổ mở:
Bác sĩ sẽ tiếp cận vị trí ruột thừa đang viêm bằng việc thực hiện mở trên da một vết dài khoảng 5cm ở phía vùng bụng dưới bên phải và tiến hành cắt bỏ ruột thừa. Sau khi ruột thừa được cắt bỏ hoàn toàn, vết rạch sẽ này sẽ được được khâu lại bằng chỉ y tế. Phương pháp mổ mở truyền thống gây mất sức cho bệnh nhân vì vết mổ dài khiến thời gian phục hồi lâu hơn và rất dễ để lại sẹo.
Tìm hiểu thêm: Thoát vị rốn có nguy hiểm không?
– Mổ nội soi:
Mổ nội soi được coi là phương pháp tối ưu nhất hiện nay bởi áp dụng công nghệ tiên tiến với việc đưa dụng cụ phẫu thuật và dụng cụ gắn camera chuyên dụng để dẫn truyền hình ảnh theo 3 đường mổ nhỏ (3 – 5mm) vào trong ổ bụng. Camera sẽ hiển thị hình ảnh một cách rõ nét lên màn nối và cho phép bác sĩ phẫu thuật quan sát toàn bộ khu vực bên trong ổ bụng để thực hiện cắt bỏ ruột thừa chính xác. Sau phẫu thuật, 3 vết mở này cũng sẽ được khâu lại như đối với mổ hở. Tuy nhiên, với kích thước nhỏ như vậy nên người bệnh rất ít đau, nhanh phục hồi và nguy cơ để lại sẹo là rất thấp.
5. Chăm sóc sau mổ cắt bỏ viêm ruột thừa
Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên tuân thủ một số lời khuyên dưới đây để giúp sức khỏe nhanh hồi phục:
- Vệ sinh vết mổ đúng theo yêu cầu, thao tác nhẹ nhàng
- Luôn giữ cho vết mổ khô, sau khi lau rửa phải thấm khô vết mổ bằng bông gạc y tế
- Không dùng bột hoặc kem bôi lên vết mổ khi không có sự chỉ định của bác sĩ, kể cả là kem trị sẹo.
- Khi vết mổ chưa lành hẳn thì tuyệt đối không tham gia các hoặc động dưới nước hoặc tắm, ngâm bồn
- Lưu ý mặc quần áo thoải mái, thời gian đầu sau mổ tránh mặc quần áo bó sát, tránh mặc chất liệu jeans cứng có thể cọ vào vết mổ gây tổn thương và lâu lành
- Một số trường hợp bệnh nhân vết mổ sẽ được quấn băng keo y tế chuyên dụng. Trong trường hợp này người bệnh không tự ý lột, bóc ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, băng y tế chuyên dụng này sẽ tự rụng ra sau thời gian ngắn.
6. Chú ý vận động sau khi phẫu thuật cắt bỏ viêm ruột thừa
- Trong vòng 6 tuần đầu sau mổ không nên nâng vật nặng vì có thể làm bục vết mổ
- Tránh di chuyển đồ đạc cần sức, không tham gia các hoạt động thể chất đòi hỏi thể lực cao
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu
- Không nên leo cầu thang lên xuống quá nhiều lần trong ngày
- Đi bộ nhẹ nhàng kết hợp tập những động tác tay chân đơn giản
>>>>>Xem thêm: Mang thai tháng thứ 4 bị ợ hơi nhiều có sao không?
Qua bài viết trên, các bạn đã tìm được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Viêm ruột thừa có nguy hiểm không?”. Khi nhận thấy những biểu hiện điển hình của viêm ruột thừa như đau hố chậu phải, cơn đau ngày một gia tăng kèm theo sốt, buồn nôn, ớn lạnh… cần đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh biến chứng.