Nhận biết sớm những dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu giúp chị em chủ động hơn cho cuộc vượt cạn chào đón con yêu. Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu, thai phụ nên nắm để có một cuộc sinh nở chủ động và an toàn.
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu
Những dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu
Bụng bầu tụt xuống, sa bụng
Đây là một trong những dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu. Một vài tuần trước khi chào đời, thai nhi sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu. Bụng bầu sẽ tụt xuống, không còn cao như trước.
- Bụt bầu tụt xuống là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh ở mẹ bầu
Lúc này, mẹ bầu sẽ có cảm giác ở khung xương chậu nặng nề, đi lại khó khăn hơn nhưng cũng thấy dễ thở hơn do bụng bầu tụt xuống thấp không còn gây áp lực lên lồng ngực.
Cổ tử cung bắt đầu mở
Mẹ bầu có thể dễ dành nhận thấy cổ tử cung mở rộng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước khi sinh. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu cũng sẽ nhanh chậm khác nhau.
Bà bầu ngừng tăng cân
Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, hoặc thậm chí có khi tụt vài kg. Điều này là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Sụt cân có thể do lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới.
Tìm hiểu thêm: Phòng khám thai uy tín tại Hà Nội
- Nhận biết sớm những dấu hiệu chuyển dạ ở mẹ bầu giúp chị em chủ động hơn cho việc sinh nở.
Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp sinh, thai phụ sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn.Nguyên nhân là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.
Bị tiêu chảy
Các cơ trong tử cung bắt đầu dãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở cũng vô tình làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể cũng được “nghỉ ngơi”, bao gồm cả vùng trực tràng. Chính điều này sẽ làm mẹ đi tiêu lỏng hơn.
Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung. Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu chuyển dạ này được gọi là “máu báo” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu.
>>>>>Xem thêm: Khám thai là khám những gì?
- Khi có các dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng tư trang cho việc sinh nở và chào đón con yêu
Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài.
- Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
- Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
- Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
- Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.
Vỡ nước ối
Nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên phim thôi mẹ ơi. Thực tế, chỉ có một số ít bà bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.