Viêm nhiễm đường tiểu có thể gây sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như uống ít nước, nhịn tiểu, ăn uống không khoa học… trong đó, viêm nhiễm đường tiểu cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây nên bệnh lý này. Để biết vì sao viêm nhiễm đường tiểu có thể gây sỏi tiết niệu và xử trí ra sao khi gặp những tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Viêm nhiễm đường tiểu có thể gây sỏi tiết niệu

Lý giải nguyên nhân viêm nhiễm đường tiểu có thể gây sỏi tiết niệu

Viêm nhiễm đường tiểu có thể gây sỏi tiết niệu

Viêm nhiễm đường tiểu sẽ làm cho tổ chức thận bị tổn thương, niêm mạc bàng quang, niệu quản, niệu đạo bị viêm rất dễ gây lắng đọng canxi, oxalat tạo nên sỏi (ảnh minh họa)

Phần lớn viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên bàng quang, niệu quản và vào thận và gây tổn thương hệ tiết niệu.

Viêm nhiễm đường tiểu là một trong những nguyên nhân đáng kể gây sỏi thận, sỏi tiết niệu, nhất là nhiễm trùng mạn tính. Do viêm nhiễm làm cho tổ chức thận bị tổn thương, niêm mạc bàng quang, niệu quản, niệu đạo bị viêm rất dễ gây lắng đọng canxi, oxalat tạo nên sỏi.

Viêm nhiễm đường tiểu gây sỏi phải điều trị như thế nào?

Điều trị những triệu chứng viêm nhiễm

Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh HP dạ dày bằng nghệ liệu có hiệu quả?

Viêm nhiễm đường tiểu có thể gây sỏi tiết niệu

Điều trị các triệu chứng viêm nhiễm càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu (ảnh minh họa)

Viêm nhiễm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn thì cần phải dùng kháng sinh để điều trị tình trạng viêm, nhiễm. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh gì và dùng như thế nào thì bạn cần phải thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ vì nguyên nhân gây viêm nhiễm đường tiểu ở mỗi người là khác nhau.

Đặc biệt, trong quá trình điều trị cần uống thuốc đúng và đủ liều, đủ thời gian, không nên bỏ dở việc điều trị để tránh làm tăng nguy cơ kháng thuốc và làm tạo điều kiện cho bệnh tái phát trở lại.

Điều trị sỏi tiết niệu

Viêm nhiễm đường tiểu có thể gây nên sỏi tiết niệu, nhưng đồng thời sỏi tiết niệu cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu và làm cho tình trạng viêm tái lại nhiều lần do sỏi là địa điểm “khu trú” của nhiều vi khuẩn, đặc biệt khi sỏi di chuyển, cọ xát làm tổn thương niêm mạc niệu quản cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Vì vậy, cần điều trị sỏi tiết niệu càng sớm càng tốt, hơn nữa hiện nay với các phương pháp công nghệ cao, việc điều trị sỏi trở nên đơn giản, dễ dàng, người bệnh sẽ không cần phải mổ mở mà vẫn có thể sạch sỏi như:

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ

Loại sạch sỏi thận

Viêm nhiễm đường tiểu có thể gây sỏi tiết niệu

>>>>>Xem thêm: KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI MẬT

Bệnh nhân có sỏi tiết niệu có thể điều trị nhẹ nhàng, nhanh chóng bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ

– Tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

Đây là phương pháp tán vụn sỏi thận >2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1,5cm, bằng năng lượng laser phát ra từ ống nội soi mềm. Ống nội soi này được đưa vào vị trí có sỏi từ vết trích rất nhỏ (0,5cm) ở vùng lưng nên bệnh nhân ít xâm lấn, ít đau và hạn chế ảnh hưởng chức năng thận.

– Tán sỏi nội soi ngược dòng

Là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm đi vào vị trí có sỏi từ đường tự nhiên của cơ thể (đường tiểu) để tán vụn sỏi bằng năng lượng laser và bơm rửa lấy hết sỏi. Với những sỏi như sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới và sỏi bàng quang 1cm nhưng không thể thoát ra ngoài theo đường tiểu… thì tán sỏi nội soi ngược dòng giúp người bệnh sạch sỏi mà không đau, không vết mổ và có thể ra viện sau 24h.

Để viêm nhiễm đường tiểu và sỏi tiết niệu được điều trị triệt để, tránh tình trạng bệnh tái phát thì người bệnh cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, rèn luyện sức khỏe thường xuyên, có chế độ ăn uống khoa học, điều độ, uống đủ nước 2,5-3 lít/ngày và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *