Nhắc đến tết là chúng ta nghĩ ngay đến những bữa ăn sum họp với gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, những bữa liên hoan, gặp mặt triền miên lại khiến chúng ta khó kiểm soát được việc ăn uống, dễ xuất hiện triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Để biết chướng bụng đầy hơi phải làm sao hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đánh bay nỗi lo dịp tết: Chướng bụng đầy hơi phải làm sao?
Chướng bụng, đầy hơi là do đâu?
Chướng bụng, đầy hơi là do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra khi lượng hơi trong dạ dày và ruột nhiều. Một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi:
Do vấn đề về hệ tiêu hóa
– Rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn.
– Do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật…).
– Do bệnh trào ngược thực quản: Với bệnh này ngoài chướng bụng, đầy hơi, còn gây nên nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.
– Do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi
Do chế độ ăn uống
Ăn nhiều chất tinh bột, chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá…) mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Có một số thức ăn hay gia vị (hành, tỏi…) khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ở hơi.
Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày). Ăn xong đã vội đi nằm nghỉ ngay… sẽ dễ gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Do bệnh thuộc về hệ thống thần kinh
Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây chướng bụng, đầy hơi.
Do dùng một số thuốc
Dùng thuốc điều trị suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm cũng có thể gây nên chướng bụng, đầy hơi.
Chướng bụng đầy hơi phải làm sao?
Chướng bụng, đầy hơi gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh như ợ hơi nhiều lần, ợ chua gây nóng rát vùng họng, đau bụng âm ỉ, có lúc buồn nôn hoặc nôn, bụng chướng, táo bón.
Tìm hiểu thêm: Khám nội soi dạ dày đại tràng ở đâu tốt tại Hà Nội?
Để những triệu chứng này không làm phiền chúng ta, đặc biệt trong mỗi dịp Tết, cần lưu ý những điều sau:
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống từ 1,5-2 lít nước/ngày, để giúp tống độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể.
Ăn nhiều trái cây, rau xanh
Ăn trái cây và rau xanh cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể và có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Nên bổ sung các loại rau cải, xà lách, rau dền, khoai tây, khoai lang, ngũ cốc. Ưu tiên một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê… sau những bữa ăn nhiều đạm.
Ăn uống “từ tốn”
Hạn chế nói chuyện khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày (gây co rút dạ dày và các dạng khó tiêu khác).
Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axit, để tránh áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày.
Tránh những chất kích thích
Uống rượu và hút thuốc nhiều có thể gây buồn nôn và làm tăng nồng độ axit trong bụng, dẫn đến trào ngược axit và ợ nóng. Vậy nên cần tránh xa đồ uống có cồn và thuốc lá.
Có chế độ thư giãn, rèn luyện sức khỏe hợp lý
Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.
Có thể dùng tay xoa bóp, mát-xa vùng bụng để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.
>>>>>Xem thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn rau gì – top những loại rau tốt cho người bệnh
Tuy nhiên, khi bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài và thường xuyên tái phát cần thiết phải đi khám bệnh để có hướng điều trị cụ thể, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hay muốn đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.