Đăt vòng có ảnh hưởng gì không là băn khoăn của nhiều chị em khi chọn phương pháp này. Hãy tìm hiểu thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây để có được những chia sẻ hữu ích.
Bạn đang đọc: Đặt vòng có ảnh hưởng gì không?
Đặt vòng là phương pháp tránh thai phổ biến mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng có một số ảnh hưởng của vòng tránh thai với sức khỏe tùy từng cơ địa, loại vòng, cũng như cách thực hiện có đảm bảo an toàn hay không.
Những phản ứng tổng hợp ở tâm não
Có số ít những phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai, tinh thần căng thẳng, kích thích ở chỗ đặt vòng quá mạnh, xuất hiện phản ứng tổng hợp ở tâm não, sắc mặt tái xanh, đầu váng, ngực tức, nôn mửa, mồ hôi toát ra như tắm, huyết áp hạ, tim đập chậm, rối loạn khí huyết dẫn đến hôn mê, co giật. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 1 giờ nên lấy vòng tránh thai ra.
Kinh nguyệt bất thường
Tác dụng phụ thường gặp của đặt vòng tránh thai là những biểu hiện kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật. Những tác dụng phụ này có trong 6 tháng đầu sau khi đặt vòng.
Nếu triệu chứng nhẹ thì không cần điều trị, còn nếu lượng kinh nguyệt tăng gấp 2 lần so với trước khi đặt vòng, ngày kinh kéo dài trên 9 ngày… dễ dẫn đến thiếu máu thì nên đến bệnh viện thăm khám, tìm cách xử trí, hoặc tháo vòng thay bằng một vòng khác hoặc dùng một biện pháp tránh thai khác.
Bụng dưới chướng, đau mỏi vùng thắt lưng
Nguyên nhân có thể là do vòng quá lớn, vị trí xê dịch đến phần dưới tử cung, hoặc là do sau khi đặt vòng tử cung co rụt gây nên. Trường hợp nhẹ không cần điều trị, dần dần cơ thể sẽ thích ứng nhưng với những trường hợp nặng thì cần dựa trên triệu chứng bệnh để điều trị. Những trường hợp đã điều trị nhưng tình trạng không thuyên giảm thì cần thay kích cỡ vòng tránh thai hoặc thay một phương pháp tránh thai khác phù hơp hơn.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về ngày dự sinh
Dịch trắng tăng nhiều
Vòng tránh thai có thể gây nên chứng viêm không có vi khuẩn trong tử cung và những phản ứng khi có vật lạ, chất dịch trắng tăng lên nhiều.
Sợi đuôi quá cứng hoặc dài
Sợi đuôi quá cứng hoặc dài ngắn không thích hợp, khi giao hợp có thể gây chấn thương. Lúc này nên cắt ngắn sợi đuôi để còn lại ở trong ống cổ tử cung thôi.
Mất vòng
Mất vòng có thể xảy ra sau đặt vòng 3 tháng, trong hoặc sau khi hành kinh. Sự rắc rối này chiếm tỷ lệ khoảng 4-5 % trường hợp. Mất vòng thường xảy ra ở những phụ nữ bị hở tử cung hoặc bị biến dạng tử cung, hoặc trường hợp đặt vòng quá sớm sau sinh.
Sau khi sinh,hãy đợi hai hoặc ba tháng rồi hãy đặt vòng và đừng quên tái khám sau khi đặt vòng từ sáu tuần đến ba tháng.
Lưu ý trường hợp chống chỉ định với đặt vòng tránh thai
Mặc dù là phương pháp truyền thống, tuy nhiên, biện pháp tránh thai bằng đặt vòng không phù hợp với những chị em:
– Có thai hoặc nghi ngờ có thai, hoặc là sau khi phá thai bị nhiễm trùng.
– Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây qua đường tình dục.
– Đang bị viêm cổ tử cung mủ nhầy, bệnh lý ác tính đường sinh dục
– Có những dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung
– Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được điều trị.
– Người bị bệnh ung thư vú…
>>>>>Xem thêm: Kinh nguyệt màu đen là biểu hiện của bệnh gì?
Để tránh được những ảnh hưởng không mong muốn khi đặt vòng tránh thai, cần thực hiện đặt vòng tại cơ sở uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám xem bạn có áp dụng được phương pháp tránh thai này không, cũng như chọn loại vòng phù hợp nhất.