Nhiều người có cảm giác đầy bụng khó tiêu kéo dài nhưng băn khoăn không biết mình đang mắc phải bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không và cách khắc phục tình trạng trên là như thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài lâu ngày mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đầy bụng khó tiêu kéo dài: Biểu hiện, nguyên nhân
1. Những biểu hiện của chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài
1.1 Cảm giác nóng ở vùng thượng vị
Người bị đầy bụng khó tiêu có thể xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài từng đợt vài ngày. Sau khi ăn xong hoặc trong khi ăn có cảm giác nóng ở vùng thượng vị, đặc biệt là sau khi uống rượu hay dùng các thức ăn có nhiều chất béo, chất ngọt như đường, sữa và các thực ăn nóng có chữa gia vị gây kích thích như ớt, tiêu,…
1.2 Đau bụng
Sau đó người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng, đặc biệt là đau ở vùng thượng vị, cảm giác khó chịu, đầy hơi đẩy lên ngực gây khó chịu sau khi ăn. Tình trạng đầy hơi trướng bụng này sẽ giảm bớt sau khi người bệnh đi đại tiện.
1.3 Buồn nôn, ợ chua
Cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, trướng bụng và buổi sáng. Tình trạng này thường xảy ra sau các bữa ăn đặc biệt là bữa sáng. Nhiều ngươi bệnh bị đầy bụng buồn nôn, dẫn đến nôn ngay sau khi ăn sáng xong và sau khi nôn xong người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Đầy bụng khó tiêu kéo dài rất dễ gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa điển hình là táo bón và nhiều bệnh lý khác.
2. Nguyên nhân đầy bụng khó tiêu kéo dài
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đầy bụng khó tiêu nhưng thủ phạm chính là chế độ ăn uống chưa khoa học và người bệnh bị mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa. Sau đây là 2 nguyên nhân chính và hay gặp nhất gây ra chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài.
2.1 Thói quen ăn uống chưa khoa học
Việc bạn tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh, ăn không đúng cách khiến cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, ra tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, dẫn đến chứng đầy bụng khó tiêu. Cụ thể như ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay, ăn nhiều đồ ăn có chứa dầu mỡ, chất béo lâu tan, các loại đồ uống có chứa cồn như bia, rượu,… dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Việc ăn quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa xem tivi dễ gây ra tình trạng trướng bụng, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy không nên xem phim khi đang ăn để tránh hiện tượng đầy bụng xảy ra.
2.2 Mắc bệnh về đường tiêu hóa
Điển hình là rối loạn tiêu hóa. Các độc tố từ các thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP), một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày- tá tràng khiến giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, thức ăn khó tiêu gây tình trạng trướng bụng, một số người do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém cũng gây trướng hơi, đầy bụng, khó tiêu. Chứng rối loạn tiêu hóa ban đầu thường gặp là đi ngoài sau đó nếu triệu chứng này diễn ra thường xuyên hơn người bệnh dễ bị táo bón.
Ngoài rối loạn đường tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, thì khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào người dạ dày – thực quản,… sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp của dạ dày khiến thức ăn khó được nghiền nát và tiêu hủy nhanh hơn gây đầy bụng. Các bệnh lý tuyến tụy, sỏi mật, viêm gan cũng là suy giảm chức năng gan-mật, giảm bài tiết mật và enzyme tiêu hóa gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Bị bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua?
3. Chẩn đoán và Điều trị đầy bụng khó tiêu kéo dài
3.1 Chẩn đoán
Hiện nay phương pháp được dùng phổ biến nhất để chẩn đoán các bệnh lý đường tiêu hóa là nội soi dạ dày – đại tràng. Việc sử dụng ống nội soi mềm cùng với các kỹ thuật nội soi hiện đại giúp phân tích và đánh giá chính xác nhất mức độ tổn thương trong niêm mạc dạ dày, đại tràng như các vết viêm, loét, chảy máu, các polyp dạ dày, polyp đại tràng… từ đó có biện pháp điều trị các vết viêm, loét hay cắt bỏ polyp.
Hiện tại chuyên khoa Tiêu hóa – Hệ thống y tế Thu Cúc ứng dụng công nghệ nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI không đau, giúp chẩn đoán chính xác bệnh đường tiêu hóa và phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa ngay trong quá trình nội soi.
>>>>>Xem thêm: Chữa rối loạn tiêu hóa bằng chuối xanh
3.2 Điều trị
Đầy bụng khó tiêu là một triệu chứng không phải là một bệnh do đó khi điều trị các bác sĩ chủ yếu điều trị triệu chứng này trước, sau đó dùng các biện pháp y học để chẩn đoán và phát hiện nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng khó tiêu từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Ngoài ra theo các chuyên gia về tiêu hóa khuyên rằng: để giảm bớt triệu chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống khoa học, kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý và đặc biệt là nên thăm khám với bác sĩ khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Vì các bệnh lý về đường tiêu hóa là khởi nguồn của rất nhiều bệnh, nếu kéo dài lâu ngày chúng dễ khiến cơ thể mệt mỏi, gầy sút, giảm sức đề kháng và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác như ung thư đường tiêu hóa.
Vì vậy, bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc hỗ trợ cải thiện triệu chứng đầy bụng khó tiêu khi chưa được sự tư vấn và thăm khám từ bác sĩ. Bạn nên đi kiểm tra với bác sĩ tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.