Ho ra máu: dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm bạn cần dè chừng

Ho ra máu là tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi ho. Ho ra máu rất nguy hiểm và là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh khác nhau, trong đó có cả ung thư phổi.

Bạn đang đọc: Ho ra máu: dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm bạn cần dè chừng

Ho ra máu dấu hiệu bệnh gì?

Ho ra máu là tình trạng bệnh lý thường gặp trong cấp cứu hồi sức các bệnh đường hô hấp. Bệnh có nhiều thể khác nhau, thể nhẹ thường gặp nhất, ít nguy hiểm hơn nhưng nếu xuất hiện tình trạng ho khạc ra máu liên tục, nôn ra máu… thì người bệnh cần hết sức dè chừng.

Tham khảo:https://ungbuouthucuc.vn/dau-hieu-ung-thu-phoi-giai-doan-dau/

Tìm hiểu thêm: Mức độ nguy hiểm của cao răng cấp độ 3

Ho ra máu: dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm bạn cần dè chừng

>>>>>Xem thêm: Ung thư vú: Nên cắt bỏ hay bảo toàn vú?

Ho ra máu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến phổi, tim

Ho khạc ra máu thường có đặc điểm máu có màu đỏ tươi, có bọt và kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau tức vùng ngực, khó thở, sốt cao…

Các nguyên nhân ho khạc ra máu

  • Lao phổi: đây là bệnh lý rất nguy hiểm và gây tỷ lệ tử vong cao cho những người mắc. Nguyên nhân gây bệnh lao phổi do vi khuẩn MTB xâm nhập và tấn công các mô khỏe mạnh, bao gồm cả phổi. Lao phổi cũng là thể phổ biến nhất trong số các thể lao, chiếm khoảng 80% ca mắc. Ho ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình xuất hiện ở khoảng 60% ca mắc. Ngoài ra, bệnh còn có một số hiện khác như đau tức ngực, sốt cao, khạc có nhiều đờm…

Tìm hiểu thêm: Mức độ nguy hiểm của cao răng cấp độ 3

Ho ra máu: dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm bạn cần dè chừng

>>>>>Xem thêm: Ung thư vú: Nên cắt bỏ hay bảo toàn vú?

Xơ phổi cũng có thể gây ra triệu chứng ho ra máu

  • Xơ phổi: xơ phổi là tình trạng tổn thương mạn tính mô ở sâu bên trong phổi, làm cho mô dày lên, xơ cứng và mất tính đàn hồi, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thở của người bệnh. Dấu hiệu bệnh xơ phổi rất đa dạng, tùy thuộc vào từng người bệnh. Bên cạnh triệu chứng ho ra máu, bệnh nhân còn có một loạt các biểu hiện khác như khó thở, ho kéo dài, khò khè, đau tức ngực…
  • Giãn phế quản; là tình trạng các phế quản ở phổi bị giãn ra và khó hồi phục được, đặc biệt là các phế quản trung bình. Bệnh nhân thường có biểu hiện ho ra máu, lồng ngực biến dạng do bên bị giãn phế quản bé hơn bên lành, sốt cao… Giãn phế quản rất nguy hiểm, có thể gây hậu quả xấu như làm xuất hiện nhiều đợt bội nhiễm tái phát, mủ phổi, áp xe phổi…
  • Viêm phổi; là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi rút. Một số bệnh cũng thường gây ra biến chứng viêm phổi là cúm. Ngoài ho ra máu, một số triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân là ớn lạnh, ra mồ hôi nhiều, sốt, khó thở…
  • Suy tim: tăng huyết áp, suy tim cũng có thể gây ra triệu chứng ho ra máu…

Ho ra máu – dấu hiệu bệnh ung thư phổi không nên bỏ qua

Ngoài một số bệnh lý trên, ho ra máu còn là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi. Đây là bệnh lý ác tính xuất phát từ sự phát triển, phân chia bất thường của các tế bào ở phổi. Hãy cảnh giác nếu hiện tượng ho ra máu đi kèm với một số triệu chứng ung thư phổi khác như:

  • Đau tức ngực
  • Khó thở, thở khò khè
  • Khàn tiếng
  • Nhức đầu
  • Đau xương
  • Sút cân không rõ nguyên nhân…

một số xét nghiệm  ung thư phổi có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Chụp X quang phổi
  • Sinh thiết phổi
  • Cắt lớp CT, cộng hưởng từ, PET…

Tìm hiểu thêm: Mức độ nguy hiểm của cao răng cấp độ 3

Ho ra máu: dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm bạn cần dè chừng

>>>>>Xem thêm: Ung thư vú: Nên cắt bỏ hay bảo toàn vú?

Nếu có bất kì biểu hiện nào, dù ho ra máu rất ít bạn cũng không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ để được khám tư vấn và điều trị

Ho ra máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc điều trị cũng khác nhau. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên có chế độ sinh hoạt khoa học, không hút thuốc lá, ăn uống đủ chất…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *