Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt là tình trạng khá nhiều người gặp phải bao gồm các triệu chứng khó chịu như đau bụng, tiêu chảy…. do tình trạng rối loạn chức năng ở ruột mà không gây viêm loét. Tuy nhiên bệnh ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Vậy người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì kiêng ăn gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Những điều cần lưu ý
Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người. Khi bị mắc hội chứng ruột kích thích người bệnh rất dễ xảy ra rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên biểu hiện của từng người không giống nhau, có người thường xuyên mắc tiêu chảy, có người lại bị táo bón hoặc bị cả tiêu chảy và táo bón. Vì vậy việc nên ăn gì khi bị hội chứng ruột kích thích cũng cần phù hợp với tình trạng của mỗi người.
Với những người thường xuyên bị táo bón thì bữa ăn nên cung cấp nhiều chất xơ dễ tiêu hóa như khoai lang, rau xanh, gạo lứt,… Tuy nhiên với những chất xơ khó tiêu, không tan hoặc ăn quá nhiều chất xơ một lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột khiến đường ruột phải hoạt động nhiều hơn vì vậy bạn cũng cần tránh.
Người bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích: Người mắc hội chứng ruột kích thích bị tiêu chảy lâu ngày được khuyên ăn nhiều thịt nạc, bột gạo, khoai tây, một số loại trái cây như chuối, cam, xoài, hồng xiêm giúp dễ tiêu hóa cũng như cung cấp vitamin chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra dù bị táo bón và tiêu chảy bạn cũng cần bổ sung đủ nước đặc biệt là với người bị tiêu chảy. Cùng với đó, trong lúc ăn, bạn nên ăn chậm nhai kỹ để không khí bên ngoài không bị nuốt quá nhiều vào bụng gây ra tình trạng đầy hơi chướng bụng.
Nên kiêng ăn gì khi bị hội chứng ruột kích thích?
Đường và thực phẩm nhiều đường : Việc sử dụng quá nhiều đường dễ gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi. Vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các loại siro, mứt, bánh kẹo và trái cây, nước trái cây có nhiều đường nếu bị hội chứng ruột kích thích.
Mỡ động vật: Thực phẩm nhiều chất béo khiến ruột phải co bóp nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn nên gây ra những cơn đau, cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Người bệnh không nên ăn các chất béo bão hòa mà thay thế bằng các chất béo không bão hòa có nguồn gốc thực vật. Các thực phẩm chế biến sẵn hạn chế ăn như xúc xích, pate, các thực phẩm nhiều chất béo như: mayonnaise, bánh quy, phô mai. Hạn chế đồ ăn chiên rán có quá nhiều dầu mỡ.
Tìm hiểu thêm: Sa trực tràng có đau không?
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày là gì? Dấu hiệu và cách phòng chống
Hoa quả chứa nhiều axit: Những loại quả chua có nhiều axit không tốt cho người hội chứng ruột kích thích như cam, chanh… cũng là thực phẩm bạn nên tránh.
Chất kích thích: Các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu khi ăn uống vào sẽ kích thích niêm mạc ruột gây ra triệu chứng đau bụng và tiêu chảy vì vậy bạn cần tránh hoặc hạn chế.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có chứa nhiều chất béo, đường nên khó tiêu không phù hợp với những người bị hội chứng ruột kích thích.
Những lưu ý khi bị hội chứng ruột kích thích
Xây dựng chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý
Người bị hội chứng ruột kích thích ăn uống theo thực đơn cân bằng, khoa học, ăn chậm nhai kỹ. Bổ sung những thực phẩm tốt cho và nên tránh những thực phẩm làm các triệu chứng của bệnh thêm nặng hơn. Ngoài ra bạn cũng nên ăn đúng bữa, chia nhỏ các bữa ăn để giảm các triệu chứng khó chịu. Ngoài chế độ ăn uống bạn cũng nên có chế độ sinh hoạt làm việc hợp lý để tránh làm bệnh thêm trầm trọng.
Tăng cường thể dục thể thao
Vận động và tập luyện thể thao là biện pháp tốt cho người bị táo bón giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Vận động thường xuyên giúp máu lưu thông tới các bộ phận trên cơ thể, làm giảm trầm cảm, căng thẳng đồng thời kích thích các cơn co thắt bình thường của ruột.
Trên đây là những thông tin giải đáp người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và không nên ăn gì. Bên cạnh đó bạn cũng nên đi khám sức khỏe tổng quát để có được lời khuyên từ bác sĩ giúp có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhất.