Hiện nay gần 70% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn HP. Vậy vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Chúng gây ra những bệnh gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin giúp bạn hiểu hơn về loại vi khuẩn này và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Làm thế nào để “tiêu diệt”
Thực trạng nhiễm vi khuẩn HP hiện nay
Theo một số nghiên cứu thống kê cho biết có đến gần 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP. Tỷ lệ nhiễm HP trong gia đình cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là trẻ em dưới tám tuổi. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm HP rất thấp – người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%.
Vi khuẩn HP diễn biến lặng lẽ, thường không biểu hiện các triệu chứng rõ rệt nên hàng ngàn người dân chủ quan không biết rằng mình đã nhiễm vi khuẩn HP cho đến khi đi có các triệu chứng hay dấu hiệu nhầm tưởng của bệnh tiêu hóa như đầy hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa,… đi kiểm tra và thăm khám với bác sĩ mới phát hiện ra mình đã bị nhiễm vi khuẩn HP.
Nhìn chung vi khuẩn HP lây nhiễm chủ yếu qua các con đường như: ăn uống thức ăn không chín, không sạch; lây nhiễm qua nước bọt như hôn nhau, mớm cơm, dùng chung bát đũa; qua nội soi hoặc lấy cao răng với dụng cụ chưa được khử khuẩn; môi trường không trong sạch.
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: Tỷ lệ người mắc vi khuẩn HP cao như hiện nay, chủ yếu là lây nhiễm bởi thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát với người bị nhiễm vi khuẩn HP và chủ yếu là lây nhiễm trong gia đình, mặt khác công tác vệ sinh và tầm soát bệnh chưa được chú trọng/ Đây là một loại vi khuẩn rất dễ lây lan, do đó ý thức tự giác chủ động phòng tránh cũng như có biện pháp thăm khám và chăm sóc phát hiện sớm vi khuẩn HP để điều trị và phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết hiện nay.
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày, điển hình là bệnh viêm loét dạ dày. Khi vi khuẩn HP vào trong dạ dày chúng sẽ sống kí sinh trên bề mặt niêm mạc dạ dày, tạo ra các vết loét làm tổn thương niêm mạc bên trong dạ dày, gây ra các cơn đau dạ dày, thậm chí là xung huyết dạ dày.
Khi niêm mạc dạ dày bị viêm, thức ăn khi vào trong cơ thể có thể đọng lại tại các vết loét khiến chúng lâu lành hơn và có thể gây nhiễm trùng, hoại tử, xung huyết dạ dày tại các vị trí bị tổn thương. Đặc biệt vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP dễ lây nhiễm nhưng diễn biến thầm lặng không biểu hiện và gây tác hại luôn nên rất nhiều người bệnh còn chủ quan không đi thăm khám và đến khi bệnh nặng mới bắt buộc phải đến viện. Điều này là một việc làm không hề tốt vì nếu phát hiện vi khuẩn HP sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả cũng như một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp phòng ngừa cũng như loại bỏ triệt để vi khuẩn HP là rất cao.
Làm thế nào để tiêu diệt vi khuẩn HP?
Hiện nay có nhiều phương pháp giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP bên trong dạ dày như nội soi dạ dày, kiểm tra vi khuẩn HP qua hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu nhưng phổ biến nhất là 2 phương pháp: nội soi dạ dày và kiểm tra vi khuẩn HP bằng hơi thở. Đây là 2 phương pháp an toàn và có độ chính xác cao nên đang được áp dụng phổ biến rộng rãi hiện nay.
Nội soi dạ dày
Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày có nên uống tam thất không?
Các bác sĩ sẽ sử dụng ống mềm có gắn camera để đưa vào bên trong dạ dày của bệnh nhân. Các ống mềm này sẽ đi sâu vào dạ dày và các vết loét trên niêm mạc dạ dày (nếu có) sẽ được hiển thị rõ nét trên màn hình tivi, máy tính. Ngay sau đó nếu nghi ngờ niêm mạc dạ dày của người bệnh bị viêm loét là do vi khuẩn HP gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm và có kết quả chẩn đoán chính xác rằng bạn có đang bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày hay không.
Đối với phương pháp nội soi, bác sĩ không những chẩn đoán chính xác được tình trạng loét dạ dày – tá tràng của bệnh nhân. Đồng thời còn có thể đánh giá được mức độ của triệu chứng, vị trí gây tổn thương và đưa ra những phán đoán về diễn biến của bệnh, cũng như lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Kiểm tra vi khuẩn HP qua hơi thở
Ngoài nội soi dạ dày thì bạn có thể kiểm tra (test) vi khuẩn HP qua hơi thở, bằng cách cho bệnh nhân cầm trên tay một thiết bị và thở vào đó. Có 2 dạng test vi khuẩn HP bằng hơi thở đang được sử dụng phổ biến đó là:
- Test hơi thở sử dụng bóng – bệnh nhân thổi vào thiết bị trông giống quả bóng.
- Test hơi thở sử dụng thẻ – bệnh nhân thổi vào thiết bị giống như chiếc thẻ ATM.
Sau đó, hơi thở của bệnh nhân sẽ được kiểm tra và đánh giá trên thiết bị phân tích và bác sĩ sẽ nhận được các chỉ số đánh giá xem người bệnh có dương tính với HP hay không. Test hơi thở cho kết quả rất chính xác và thường được khuyến khích sử dụng trên mọi đối tượng vì thời gian làm test khá nhanh, bác sĩ không cần thực hiện can thiệp, có thể dễ dàng áp dụng cho trẻ em. Test vi khuẩn HP bằng hơi thở đặc biệt hữu ích đối với những đối tượng đã chữa trị vi khuẩn HP và cần đánh giá lại hiệu quả điều trị.
Điều trị vi khuẩn HP tại Thu Cúc
>>>>>Xem thêm: 5 cách điều trị viêm dạ dày được áp dụng phổ biến
Chuyên khoa Tiêu hóa Thu Cúc ở 2 cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội và 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội là đơn vị điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa uy tín. Tại đây áp dụng công nghệ nội soi dạ dày không đau, không khó chịu: nội soi qua đường mũi, nội soi dạ dày gây mê giúp đánh giá chính xác tình hình tổn thương bên trong dạ dày đồng thời giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP và có phác đồ điều trị tốt nhất.
Bên cạnh đó Hệ thống y tế Thu Cúc cũng áp dụng kiểm tra vi khuẩn HP qua hơi thở cho độ chính xác cao. Cả 2 phương pháp trên khi phát hiện có vi khuẩn HP, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất nhằm ức chế và tiêu diệt sớm loại vi khuẩn này.
Để tìm hiểu thêm về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày hay muốn đặt lịch khám và kiểm tra vi khuẩn HP tại Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn và đặt lịch khám sức khỏe định kỳ với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại Thu Cúc.