Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin cần thiết căn bệnh này.
Ung thư dạ dày bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày. Theo thống kê về số ca mắc ung thư dạ dày những năm gần đây đang gia tăng nhanh chóng. Dự kiến tới năm 2010, số ca mắc ung thư dạ dày ở nam giới là 27.000 ca và nữ giới là 13.000 ca.
Bạn đang đọc: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không?
Nhiều người do tâm lý chủ quan và thiếu kiến thức trong việc phát hiện sớm bệnh dẫn tới 70% trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có chữa được không?
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn nặng. Lúc này tế bào ung thư đã phát triển mất kiểm soát, xâm lấn ra khỏi thành dạ dày và di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như gan, phổi, xương, não…
Lúc này, sức khỏe người bệnh suy giảm nghiêm trọng do sự phát triển mạnh của tế bào ung thư, cơ thể không tự hấp thụ hết dinh dưỡng. Thế nhưng ở giai đoạn cuối, người bệnh vẫn có thể điều trị và kéo dài dài cơ hội sống.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường được áp dụng là hóa trị, xạ trị.
- Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất, được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc sẽ được vận chuyển đi khắp cơ thể, giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư tại dạ dày, thu nhỏ và tiêu diệt chúng. Đồng thời thuốc hóa chất giúp ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư, khiến chúng không thể tiếp tục xâm lấn ra các cơ quan xung quanh. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị hóa chất, người bệnh có thể gặp những phản ứng phụ không mong muốn như rụng tóc, thiếu máu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, ngứa da. Những tác dụng phụ này sẽ mất dần sau khi ngừng điều trị hóa chất.
- Xạ trị cũng được chỉ định thực hiện đối với người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị là sử dụng tia sóng có năng lượng cao, chiếu trực tiếp vào khối u mà không ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh. Xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị ung thư.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp với phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị bệnh.
Tìm hiểu thêm: Polyp đại tràng nghịch sản độ cao có phải ung thư không?
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể chữa trị, tuy nhiên tỷ lệ sống của người bệnh ở giai đoạn này không cao. Lý do là bởi khối u đã phát triển và xâm lấn ra các cơ quan khác trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Vì thế, các phương pháp điều trị được áp dụng trong giai đoạn này chỉ nhằm mục đích làm giảm triệu chứng, giảm đau đớn cho người bệnh và kéo dài cơ hội sống.
Lưu ý gì trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối?
Đối với người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, ngoài việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý:
- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà gia đình lựa chọn thực đơn và chế biến món ăn phù hợp. Tốt nhất nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, rau củ quả xay nhỏ hoặc băm nhuyễn, xay sinh tố để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
>>>>>Xem thêm: Đầy hơi chướng bụng nên ăn gì?
- Nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm những việc nặng hoặc làm việc nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe
- Duy trì tâm lý thoải mái, hạn chế lo âu, suy nghĩ
- Tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ, theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra đúng hẹn.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn nặng, khối u phát triển mất kiểm soát và di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Vì thế người bệnh ngoài kết hợp các phương pháp điều trị cần chú ý tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Người nhà cần động viên, chia sẻ, quan tâm hơn nữa tới người bệnh để ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.