Là một trong những bệnh lý phổ biến tại tuyến gan-mật-tụy, bệnh viêm tụy cấp có diễn biến phức tạp, khó lường. Việc cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân đòi hỏi phải chính xác, nhanh chóng, tích cực.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm tụy cấp và cách chữa trị
1. Biểu hiện của bệnh viêm tụy cấp
Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh nhân viêm tuỵ cấp là đau bụng, chủ yếu đau vùng thượng vị, đau dữ dội, đột ngột sau bữa ăn thịnh soạn. Đau thường kéo dài, lan ra sau lưng, hoặc hạ sườn 2 bên. Bệnh nhân cũng có biểu hiện nôn và buồn nôn, thường xảy ra sau đau.
Khi thăm khám bác sĩ có thể thấy bụng chướng nhẹ, phản ứng thành bụng, không có co cứng thành bụng, nhu động ruột giảm hoặc mất do liệt ruột, gõ đục vùng thấp (dịch tự do ổ bụng), các dấu hiệu của nguyên nhân như tắc mật…
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện trào ngược axit dạ dày thường gặp và cách chẩn đoán
2. Cách chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp
Theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, các chẩn đoán hình ảnh đặc biệt có giá trị trong viêm tụy cấp. Các chẩn đoán hình ảnh này bao gồm chụp phim bụng không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng, đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính khi chụp không chuẩn bị hay siêu âm ổ bụng bị hạn chế do bụng quá trướng, thành bụng dày, phương pháp này sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết trong viêm tụy, mức độ viêm để bác sĩ có thể chỉ định xử trí.
Sau khi có kết quả chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ của viêm tụy cấp để có phác đồ điều trị thích hợp. Mức độ của bệnh được chia theo nhiều thang điểm, càng nặng, càng nhiều yếu tố, tình trạng càng nặng và tiên lượng càng xấu.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về viêm niêm mạc dạ dày
3. Điều trị viêm tụy cấp như thế nào?
– Điều trị ban đầu: Phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc) là cách chữa ban đầu cho bệnh nhân viêm tụy cấp. Dù là trường hợp cấp cứu, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kết hợp với truyền dịch chứ không phải một dạng cấp cứu khẩn cấp như thủng, vỡ nội tạng.
– Các trường hợp viêm tụy cấp nặng: Nhập viện điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực, kết hợp theo dõi chặt chẽ. Các bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá về tuần hoàn, hô hấp, chức năng gan, thận, suy đa tạng để hạn chế tối đa các biến chứng do viêm tụy cấp gây ra. Cụ thể các phương pháp hồi sức tích cực cho người viêm tụy cấp bao gồm:
+ Hồi sức tuần hoàn: Trong 24 giờ đầu, người bệnh cần được bù từ 4-6 lít dịch muối đẳng trương. Với người bệnh có biến chứng đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm để truyền dịch, đưa thuốc, nuôi dưỡng.
+ Hồi sức hô hấp: Với các biện pháp bao gồm thở oxy kính mũi, oxy mặt nạ, thở máy không xâm nhập, thở máy xâm nhập đặc biệt,…
+ Hồi sức chống đau: dùng các thuốc tiêm tĩnh mạch giảm đau.
+ Dùng kháng sinh, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch,…
– Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): Được áp dụng khi viêm tụy diễn biến nặng, phẫu thuật cần được kết hợp với phương pháp lọc máu.