Đối với người bệnh ung thư thực quản việc ăn uống sẽ gặp khó khăn. Lý do là bởi lúc này kích thước khối u xuất hiện và phát triển to dần, khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt. Chính vì thế, người nhà cần có bí quyết nấu ăn cho người ung thư thực quản phù hợp để kích thích ăn uống, giúp người bệnh dễ ăn, dễ hấp thụ hơn.
Bạn đang đọc: Bí quyết nấu ăn cho người ung thư thực quản
Theo các chuyên gia y tế, tùy vào tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị của người bệnh ung thư thực quản mà có cách chăm sóc và chế độ ăn uống khác nhau.
- Sau mổ: người bệnh thường gặp khó khăn trong ăn uống ở những ngày đầu sau mổ. Lúc này người bệnh được nuôi bằng dịch truyền. Sau khi có thể ăn uống dễ dàng hơn thì người bệnh cần ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa…
- Sau truyền hóa chất hoặc xạ trị: người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, khó chịu trong cơ thể, mệt mỏi, ăn uống kém… vì thế cần tránh những thực phẩm tạo mùi, thực phẩm cứng, rắn, khó tiêu và các loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.
Bí quyết nấu ăn cho người ung thư thực quản
Để có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, giúp người bệnh dễ ăn hơn, người nhà cần chú ý tới khâu lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm.
- Về lựa chọn thực phẩm: khi bị ung thư thực quản, không phải thực phẩm nào người bệnh cũng có thể ăn được. Chính vì thế người nhà cần lựa chọn kỹ lưỡng thực phẩm sạch, tươi, ngon, đa dạng. Ví dụ như các loại rau củ quả, trái cây, các loại bành mềm, sữa chua, mì, các đồ ăn nhẹ dễ nuốt.
- Về cách chế biến: khâu chế biến rất quan trọng giúp người bệnh hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Với người bệnh ung thư thực quản, người nhà cần chú ý:
Hạn chế những món chiên nướng, xào, rán nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là luộc nhừ hoặc hấp chín giúp giữ nguyên được nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm.
Tìm hiểu thêm: Cơ chế vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày, cách điều trị
Chế biến các món nhạt hơn so với lúc chưa mắc bệnh. Các thực phẩm có thể nấu dưới dạng cháo, súp hoặc canh xương, canh gà hầm… để đảm bảo dinh dưỡng, người bệnh cũng dễ nuốt, dễ ăn hơn.
Thường xuyên đổi mới cách chế biến để kích thích vị giác, hạn chế các món có mùi nồng, những thực phẩm sống khi chưa được chế biến chín kỹ.
Người nhà nên sử dụng các loại dầu thực vật sẽ tốt hơn dầu động vật như dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu oliu…
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và chế biến đúng cách sẽ giúp người bệnh ăn uống dễ dàng, ngon miệng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể mau chóng phục hồi sức khỏe.
Gợi ý một vài thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư thực quản
- Trứng: trứng chứa nhiều dinh dưỡng nên rất tốt cho người bệnh ung thư thực quản. Người bệnh không nên ăn trứng luộc vì có thể gây nghẹn, cũng không nên rán vì có dầu mỡ. Thay vào đó, người nhà nên nấu trứng với cháo hoặc súp, giúp người bệnh dễ ăn hơn.
>>>>>Xem thêm: 2 phương pháp nội soi ruột non phổ biến hiện nay
- Bánh mềm và sữa: các loại bánh mềm có thể tan nhanh trong miệng, người bệnh cũng dễ nuốt hơn. Vì thế người bệnh nên sử dụng những loại bánh mềm như bông lan, bánh gato hoặc các loại sữa và sữa chua, tốt cho sức khỏe.
- Các loại tinh bột: có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại củ như khoai, sẵn…. có thể chế biến thành các món súp hoặc cháo, bổ dưỡng cho người bệnh.
- Các loại trái cây mọng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Người nhà nên xay làm sinh tốt để giúp người bệnh dễ ăn, dễ uống hơn.
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh ung thư thực quản cần lưu ý nên:
- Ăn chậm, nhai kỹ để tránh bị nghẹn và làm giảm gánh nặng cho dạ dày
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn
- Nên nghỉ ngơi sau khi ăn, tránh đi nằm ngay hoặc vận động mạnh
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng hàng ngày, ngủ đúng giờ, đủ giấc để tinh thần sảng khoái
- Theo dõi sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ